Lấy ví dụ về sự phân bố của sinh vật theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Ví dụ về sự phân bố của sinh vật theo chiều ngang:
+ Sự phân bố của các loài thực vật trong quần xã sinh vật rừng ngập mặn.
+ Sự phân bố các sinh vật từ vùng ven bờ đến khơi xa.
+ Trong khu rừng, các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi ưa sáng tập trung ở phía ngoài (bìa rừng), các loài cây gỗ lớn lại tập trung sâu phía trong.
+ Sự phân bố khác nhau của các loài thực vật, động vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi.
- Ví dụ về sự phân bố của sinh vật theo chiều thẳng đứng:
+ Sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới: Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng, trong đó các cây ưa sáng tạo thành ba tầng cây gỗ (tầng vượt tán, tầng tán rừng và tầng dưới tán), các cây ưa bóng tạo thành tầng cây bụi và cỏ. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật. Nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; một số loài ăn cỏ như hươu, nai sống trên mặt đất.
+ Sự phân bố các loài theo tầng trong các hồ nước: tầng mặt (bèo, tảo lam, trùng roi,…); tầng giữa (chủ yếu là các loài tôm, cá); tầng đáy (nhiều loài động vật không xương sống: cua, ốc, trai,… và vi sinh vật: vi khuẩn, vi nấm,…).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |