Vai trò tác dụng của nhân giống thuần chủng Nhân giống thuần chủng thường được áp dụng trong một số trường hợp sau: ư Nhân giống một giống mới được tạo thành hoặc mới nhập từ nơi khác về, số lượng vật nuôi trong giống còn ít, một số đặc điểm của giống còn chưa ổn định. Nhân giống thuần chủng sẽ có tác dụng tăng số lượng cá thể của giống, kết hợp với chọn lọc nhân giống thuần chủng sẽ củng cố được các đặc điểm của giống vật nuôi. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian của thập kỷ 70, chúng ta đã nhập bò Hà Lan từ CuBa và nuôi thích nghi chúng tại một số địa điểm có khí hậu gần giống nhưkhí hậu ôn đới. Chẳng hạn Công ty sữa Thảo Nguyên (cao nguyên Mộc Châu, Sơn La) hiện đang là một trong các địa điểm nhân giống bò Hà Lan thuần chủng của nước ta. ư Bảo tồn quỹ gen các vật nuôiđang bị giảm về số lượng cũng nhưvề địa bàn phân bố và có nguy cơ bị tiệt chủng. Điều này đặc biệtquan trọng đối với một số giống vật nuôi bản địa do năng suất của chúng thấp, chất lượng sản phẩm không còn đáp ứng được với nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, lợn ỉhiện đang là một trong những đối tượng vật nuôi cần được bảo tồn. Cần phân biệt hai khái niệm bảo tồn (conservation) và gìn giữ (preservation). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi mang ý nghĩa tích cực hơn, đó là cách quản lý của con người để cho tiềm năng của chúng có thể đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ sau. Gìn giữ nguồn gen vật nuôi chỉ đơn giản là cách giữ cho nguồn gen không bị mất đi. ư Khi thực hiện nhân giống thuần chủng có thể cải tiến được năng suất của vật nuôi. Mức độ cải tiến tuỳ thuộc vào đặc điểm của tính trạng, ly sai chọn lọc, khoảng cách thế hệ. Thông thường, những tính trạng có hệ số di truyền cao hoặc trung bình sẽ được cải tiến một cách nhanh và chắc chắn hơn so với các tính trạng có hệ số di truyền thấp. ư Trong quá trình thực hiện nhân giống thuần chủng cần chú ý tránh giao phối cận huyết. Giao phối giữa các bố mẹ có quan hệ huyết thống sẽ gây ra hiện tượng suy hoá cận huyết ở đời con. Biểu hiện của suy hoá cận huyết là sự giảm sút của những tính trạng liên quan tới khả năng sinh sản và khả năng sống của vật nuôi. Những tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có mức độ suy hoá cận huyết cao, ngược lại những tính trạng có hệsố di truyền cao mức độ suy hoá cận huyết thường thấp. Mức độ suy giảm này tuỳ thuộc vào hệ số cận huyết, hệ số cận huyết càng cao suy hoá cận huyết càng lớn.