Xác định đề tài của văn bản. Xác định và phân tích tác dụng của thao tác lập luận chính được dùng trong phần 1
(1)Có lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.
Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.
Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh, khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.
Để có được đồ cổ là rất khó, hoặc phải do một “kỳ duyên” nào đó, hoặc phải có rất nhiều tiền để “sưu tập”; còn địa danh thì miễn phí, nó là của chung, thuộc về ký ức và đời sống tập thể. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là địa danh là thứ từ trên trời rơi xuống: nó do lao động, do sinh hoạt, do kiến tạo văn hóa, do thành tựu nhiều mặt... của cả một cộng đồng đã phải hun đúc qua nhiều thế hệ, mà thành. Nghĩa là trong địa danh có mồ hôi, nước mắt, có sinh mạng của thế hệ nối tiếp thế hệ, đã lặng lẽ xây đắp nên.
Nếu cổ vật có giá trị đặc biệt trong khảo cổ học để tìm hiểu một thời đại nào đó đã qua, thì địa danh mang giá trị lịch sử tịnh tiến trải dài suốt thời gian tồn tại của nó; nếu cổ vật chỉ có thể trưng bày trong tủ kính thì địa danh đi vào và sống cùng đời sống hàng ngày của cư dân. Tính chất cố hữu, “bảo thủ” của địa danh là một đặc điểm khác giúp lưu giữ ký ức tổng hợp của cộng đồng, cho dù địa danh ấy vì một lý do nào đó mà đã bị đổi đi sau hàng chục năm trôi.
(2)Nói như thế để thấy giá trị vô giá của địa danh. Nó tồn trữ trong mình một kho vô tận của ký ức. Ví dụ, đó là những địa danh xuất hiện trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, nào là Hàm Tử, Linh Sơn, Khôi Huyện, Bồ Đằng, Trà Lân, Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động, Chi Lăng, Lạng Giang, Lê Hoa, Cần Trạm, Lãnh Câu, Đan Xá...
Đọc áng “Thiên cổ hùng văn” này, chưa cần phân tích gì cả, chỉ riêng những cái tên thôi đủ dựng dậy cả một không khí chiến tranh vừa gian khổ, vừa liệt oanh, dựng dậy những chiến công hiển hách, thổi bùng lên khí thế và vẻ đẹp oai hùng của ông cha một thuở.
Hãy cứ tưởng tượng rằng, nếu ngày nay, tất cả các tên gọi này còn tồn tại trên thực địa thì lịch sử giữ nước của tiền nhân sẽ sống động đến mức nào. Một cái tên Chi Lăng (hiện nay vẫn là Chi Lăng ở Lạng Sơn) thôi là giá trị biết nhường nào, vì nó gắn với hình ảnh kẻ xâm lược Liễu Thăng bị giết trên đất Việt. Thay một cái tên là tiêu hủy một mảng ký ức, là xóa bỏ một giai đoạn lịch sử.
Đấy là nói những địa danh lịch sử gắn với những trận đánh hay biến cố lớn của quốc gia, nhưng giá trị của địa danh không phải chỉ có thế. Mỗi người đều có quê hương, mà quê hương ở trong những cái tên. Nó có thể không phải là một địa danh nổi tiếng mà cả nước biết đến, nhưng nó gắn với hàng chục thế hệ, từ đời cha ông đến đời cháu con. Tên làng, tên xã trở thành sợi dây vô hình nối kết và bảo lưu ký ức tập thể. Nó trở nên thân thương và máu thịt mà chỉ những người đã được sinh ra và lớn lên ở đó mới có thể cảm nhận hết được.
Có thể nói không ngoa rằng, mỗi địa danh là một cuốn cổ thư đặc biệt: ngắn nhất nhưng đã được viết lâu nhất và dung chứa nhiều nhất về thông tin và văn hóa. Vì thế, xóa bỏ một địa danh lâu đời cũng gần như là hành động đốt sách vậy. CÂU 1 : Xác định đề tài của văn bản CÂU 2 : Xác định và phân tích tác dụng của thao tác lập luận chính được dùng trong phần (1) CÂU 3 ;Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn :Có thể nói không ngoa rằng, mỗi địa danh là một cuốn cổ thư đặc biệt: ngắn nhất nhưng đã được viết lâu nhất và dung chứa nhiều nhất về thông tin và văn hóa. CÂU 4 : Tác giảmuốn đặt ra vấn đề gì ? Vấn đeè đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề tài của văn bản là giá trị văn hóa, lịch sử của địa danh và tầm quan trọng của việc bảo tồn các địa danh cổ trong việc giữ gìn ký ức và văn hóa cộng đồng.
---
Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của thao tác lập luận chính được dùng trong phần (1)
Thao tác lập luận chính trong phần (1) là so sánh. Tác giả so sánh địa danh với đồ cổ để làm nổi bật giá trị đặc biệt của địa danh:
- Đồ cổ là vật thể có giá trị cao về mặt thẩm mỹ và lịch sử, được sưu tầm và bảo vệ như bảo vật.
- Địa danh cũng mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa nhưng có thêm sự **đồng sở hữu** của tập thể và tính sinh động trong đời sống hiện tại.
Tác dụng của việc so sánh này giúp người đọc thấy được sự khác biệt giữa đồ cổ và địa danh, qua đó nhấn mạnh địa danh có ý nghĩa to lớn không chỉ về quá khứ mà còn hiện diện và tác động mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày. Điều này làm cho địa danh trở thành một yếu tố quý giá không thể thay thế hay mất đi.
---
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn
"Có thể nói không ngoa rằng, mỗi địa danh là một cuốn cổ thư đặc biệt: ngắn nhất nhưng đã được viết lâu nhất và dung chứa nhiều nhất về thông tin và văn hóa."
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu này là so sánh và ẩn dụ
- So sánh: Tác giả so sánh mỗi địa danh với một "cuốn cổ thư đặc biệt" để nhấn mạnh rằng địa danh lưu giữ nhiều thông tin, giống như một cuốn sách viết về lịch sử, văn hóa.
- Ẩn dụ: "Cuốn cổ thư" được sử dụng để ẩn dụ cho giá trị lịch sử, văn hóa mà địa danh mang lại.
Tác dụng: Cách diễn đạt này làm tăng tính hình tượng và giúp người đọc dễ dàng hình dung ra địa danh không chỉ là một tên gọi đơn thuần, mà còn là một kho tàng lưu giữ toàn bộ ký ức và giá trị tinh thần của cộng đồng. Qua đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và giữ gìn địa danh.
---
Câu 4: Tác giả muốn đặt ra vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Vấn đề: Tác giả muốn nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo tồn các địa danh cổ và tránh việc thay đổi hay xóa bỏ các địa danh đã tồn tại từ lâu đời, vì điều đó sẽ dẫn đến mất mát ký ức và lịch sử của cả một cộng đồng.
Ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay: Trong thời đại hiện đại hóa và toàn cầu hóa, nhiều địa danh có nguy cơ bị thay đổi hoặc xóa bỏ để phục vụ cho các mục đích kinh tế, quy hoạch đô thị. Việc bảo tồn và duy trì các địa danh không chỉ giúp lưu giữ ký ức lịch sử mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ các địa danh sẽ tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ, giữ gìn những giá trị tinh thần và giúp mỗi người dân cảm thấy gắn kết với nguồn gốc của mình.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ