Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).
- Màu sắc: màu đỏ úa của rừng phong, trắng của sương
- Không khí: tiêu điều, hiu hắt, âm u
- Trạng thái vận động: sóng tung vọt trùm bầu trời, gió mây sà xuống mặt đất
2. Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6
Câu thơ
Phiên âm
Dịch nghĩa
3 - 4
Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm
Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u
5 - 6
Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ
Tha nhật lệ >< cố viên tâm
(B T T >< T B B)
Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)
Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)
3. Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?
- Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí sinh hoạt hằng ngày của người dân, báo hiệu một mùa đông lạnh lẽo sắp đến. Mọi người đều đang vội vàng, gấp gáp may áo chuẩn bị chống rét, âm thanh diễn tả sự thổn thức, mong chờ được trở về quê của tác giả.
*Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ thể hiện nỗi lòng riêng của nhà thơ, chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt đến trình độ mẫu mực.
*Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)
- Bố cục:
+ Đề (câu 1,2): Cảnh thu trên cao
+ Thực (câu 3,4): Cảnh thu dưới thấp
+ Luận (câu 5,6): Nỗi nhớ quê hương da diết
+ Kết 9 câu 7,8): Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân
- Cách gieo vần:
+Bài thơ chỉ gieo một vần (là vần bằng) ở các câu 1-2-4-6-8. Cuối các câu 1-2-4-6-8 bài Thu hứng lần lượt là các vần bằng: lâm-sâm-âm-tâm-châm
- Luật bằng-trắc
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
T T B B B T B
B B B T T B B
B B B T B B T
T T B B T T B
B T T B B T B
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
- Về đối: đối thanh, đối ý ở câu thực và câu luận
Câu thơ
Phiên âm
Dịch nghĩa
3 - 4
Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm
Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u
5 - 6
Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ
Tha nhật lệ >< cố viên tâm
(B T T >< T B B)
Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động)
Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng)
Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 10 Tập 1):
- Bản dịch của Nguyễn Công Trứ
+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương”- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.
+ Câu 3: Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống
+ Câu 5, khi dịch “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ”, tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại
+ Câu 6: “con thuyền buộc chặt mối tình nhà”, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.
- Bản dịch của Khương Hữu Dụng
+Câu 2: “Vu sơn, Vu giáp khí thu dày”, tác giả dịch chưa sát với “khí tiêu sâm” – khí thu hiu hắt, gợi ra một không gian ảm đạm, trầm buồn
+ Câu 4: “Đầu ải mây sà mặt đất bay”, tác giả dịch chưa làm nổi bật được cái âm u nơi mặt đất
+ Câu 6: “Lòng quê buộc một chiếc thuyền đây”, tác giả dịch mất chữ “cố”, không nổi bật được nỗi nhớ quê xưa
+ câu 8: “Bạch Đế thành hôm rộn tiếng chày”, tác giả dịch mất khoảng thời gian buổi chiều, gợi khoảnh khắc lao động lúc ngày tàn.
Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)
- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu:
+ Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.
+ Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu
+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.
+ “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm
+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa mang vẻ dữ dội, hùng tráng vừa xác xơ, tiêu điều. Từ đây, ta thấy được tâm trạng cô đơn, lo âu, bất an của nhà thơ trước thực tại xã hội còn tối tăm mịt mờ.
Câu 4 (trang 49 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)
- Các từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình: “tha nhật lệ”, “cô chu”, “cố viên tâm”
=> Nhân vật trữ tình trong trạng thái lẻ loi, cô độc, nhớ nhung quê nhà da diết.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |