Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Truyện Kiều là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được Nguyễn Du thể hiện một cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc vô cùng.
Giá trị nội dung của truyện được thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công, phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Để từ đó, khiến cho cuộc đời Kiều phải rẽ hướng, hướng đi mới của số phận Kiều nghiệt ngã, đau đớn, tủi hổ vô cùng.
Đoạn trích Kiều gặp và viếng mộ Đạm Tiên nằm ở phần đầu Truyện Kiều, khi ba chị em Thúy Kiều đi hội thanh minh, gặp mộ Đạm Tiên bên đường.
Câu thơ “Sè sè nấm đất bên đàng/ Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” đã miêu tả hình ảnh mộ Đạm Tiên: Chỉ là một nấm đất thấp, đắp điếm sơ sài, cỏ trên mộ cũng héo hắt, tàn úa.
Cuộc đời của Đạm Tiên được gợi lên qua những câu thơ:
"Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
.. Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng "
Đạm Tiên là người phụ nữ tài sắc nhưng số phận hẩm hiu, bất hạnh. Những câu thơ thể hiện rõ nhất chiêm nghiệm của tác giả về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
"Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. "
Đó là thân phận bạc bẽo, bất hạnh - do xã hội phong kiến bất công, người phụ nữ không được coi trọng.
Những câu thơ miêu tả thiên nhiên, cảnh vật đã thể hiện sự tài lụi, hiu hắt, héo úa.. Những yếu tố miêu tả cảnh vật, thiên nhiên trên góp phần biểu đạt cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên: Sống chỉ được chào đón một thời, chết trong cô đơn, chết rồi chẳng ai đoái hoài nên phần mộ mới ảm đạm như thế. Đồng thời, qua cảnh vật, người đọc còn cảm nhận được tâm trạng buồn, xót xa của Thúy Kiều.
"Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,
Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra. "
Những câu thơ đã bộc lộ suy nghĩ của Kiều: Đau đớn thay, phũ phàng chi.. có thể thấy sau khi nghe Vương Quan kể về cuộc đời Đạm Tiên, Kiều vô cùng xót xa, thương cảm cho người con gái tài sắc mà bạc mệnh.
Những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích đã thể hiện tài hoa của Nguyễn Du. Thể thơ lục bát với âm điệu trầm buồn, bi ai, thống thiết; Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với yếu tố trữ tình khiến cho sự việc được kể tràn đầy cảm xúc; Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc: Qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ nửa trực tiếp – lời người kể chuyện chuyển dịch sang lời nhân vật độc thoại nội tâm; Các câu hỏi tu từ, câu cảm thán.. tạo giọng điệu da diết. Từ ngữ giàu giá trị biểu đạt, các từ láy vận dụng hiệu quả: Sè sè, dàu dàu, xôn xao, mong manh, đau đớn, phũ phàng, mòn mỏi, hiu hiu.. ; kết hợp với các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, các thành ngữ dân gian…đã làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và đoạn thơ nói chung.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |