Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tài nguyên đất

trình bày tài nguyên đất
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
58
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tài nguyên đất là một trong những tài nguyên quan trọng nhất trong hệ sinh thái và phát triển kinh tế xã hội. Dưới đây là một số khía cạnh chính để trình bày về tài nguyên đất:

### 1. **Khái niệm tài nguyên đất**
- Tài nguyên đất là lớp bề mặt của Trái Đất, nơi có thể sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp môi trường sống cho các sinh vật.
- Đất là nguồn tài nguyên tái tạo nhưng cũng có giới hạn và cần được quản lý bền vững để bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.

### 2. **Vai trò của tài nguyên đất**
- **Sản xuất nông nghiệp**: Đất là nơi trồng trọt cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Sự màu mỡ và cấu trúc của đất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nông nghiệp.
- **Xây dựng cơ sở hạ tầng**: Đất là nền tảng cho các công trình xây dựng như nhà ở, đường xá, cầu cống và các công trình công cộng khác.
- **Bảo tồn môi trường**: Đất góp phần duy trì chu trình nước, cung cấp nơi sinh sống cho nhiều loài động thực vật, và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ carbon.

### 3. **Phân loại tài nguyên đất**
- **Đất nông nghiệp**: Bao gồm đất canh tác, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản.
- **Đất phi nông nghiệp**: Bao gồm đất đô thị, đất công nghiệp, đất giao thông.
- **Đất đặc biệt**: Như đất ngập nước, đất mặn, đất cát.

### 4. **Tình trạng tài nguyên đất hiện nay**
- **Suy thoái đất**: Do các hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm, sử dụng hóa chất và kỹ thuật canh tác không bền vững dẫn đến mất độ phì nhiêu và xói mòn đất.
- **Đô thị hóa**: Sự mở rộng đô thị đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp và làm tăng áp lực lên nguồn tài nguyên đất.
- **Biến đổi khí hậu**: Ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sử dụng của đất.

### 5. **Giải pháp bảo vệ và quản lý tài nguyên đất**
- **Quản lý bền vững**: Thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững, giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại.
- **Bảo tồn và phục hồi**: Phục hồi đất bị suy thoái và bảo vệ các hệ sinh thái đất tự nhiên.
- **Nâng cao nhận thức**: Educating the public and policymakers about the importance of land resources and the need for sustainable practices.

### 6. **Kết luận**
Tài nguyên đất là cơ sở cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Việc bảo vệ và quản lý hiệu quả tài nguyên này không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực mà còn duy trì sự ổn định của môi trường sống cho các thế hệ tương lai.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tài nguyên đất!
1
0
Nguyễn Trung Sơn
15/10 20:39:50
+5đ tặng
Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó
có 2 nhóm đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit và phù sa.
- Nhóm đất feralit có những đặc điểm chính sau:
+ Nhóm đất feralit chiếm S lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung du.
+ Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ (đá gốc).
+ Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê
khá cao.
+ Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loạI sau đây:
· Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc,
mía.
· Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng
Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà phê, cao su, tiêu, điều.
· Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt
và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa.
· Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích hợp nhất trồng các cây dược liệu
(tam thất,..) và các cây ăn quả (đào, mận…) cận nhiệt và ôn đới.
· Đất phù sa cổ (đất xám) phân bố nhiều nhất ở vùng ĐNB, đất này có thể sử dụng để trồng cao su, lạc, mía…nhưng phải
đầu tư cải tạo.
· Ngoài các loại đất feralit nêu trên nước ta còn một số loại đất feralit khác có chất lượng xấu: đất trống đồi trọc, đất trơ
sỏi đá, đất đá ong hoá…
- Nhóm đất phù sa gồm những đặc điểm chính sau đây:
+ Đất phù sa chiếm S nhỏ và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.
+ Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông.
+ Đất phù sa của nước ta rất màu mỡ trong đó có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao và rất thích hợp với trồng các cây ngắn
ngày.
+ Trong nhóm đất phù sa gồm những loại đất chính sau:
· Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, ven biển, ngoài đê. Đất này rất tốt nhưng vì bị
ngập nước thường xuyên vào mùa mưa nên chỉ được sử dụng để trồng hoa màu vào mùa khô.
· Đất phù sa không được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, biển, trong đê. Đất này rất tốt vì được
con người chăm bón thường xuyên và hiện nay đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước.
· Đất phù sa ngập mặn ven biển phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam nhưng nhiều nhất là ở ven biển ĐBSH và
ĐBSCL. Đất này phù hợp với trồng: cói, sú, vẹt, bần đước và rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
· Đất phù sa nhiễm phèn phân bố trên diện S lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất này cần phải cải
tạo mới có ý nghĩa với phát triển nông nghiệp.
· Đất cát ven biển phân bố dải rác dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. . Đất này có thể sử dụng để trồng một số cây công
nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu...) và các loại hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn.
- Ngoài các loại đất nêu trên trong hệ phù sa còn nhiều loại đất xấu khác: đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu
Qua chứng minh trên ta khẳng định tài nguyên đất đai của nước ta rất đa dạng về loại hình với nhiều tính chất đặc điểm và
giá trị khác nhau.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Little Wolf
15/10 20:40:20
+4đ tặng

- Sự suy giảm tài nguyên đất: diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hóa ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm.

- Nguyên nhân: tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, lạm dụng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,… làm cho đất bị thoái hóa, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.

- Một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất:

+ Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách để bảo vệ tài nguyên đất thông qua Luật Đất đai, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên đất.

+ Bảo vệ rừng, trồng rừng vừa giúp chống xói mòn, giữ độ phì và giữ ẩm cho đất, hạn chế quá trình hoang mạc hóa, kết von, giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Canh tác hợp lí đối với khu vực đất dốc như đào hố vảy cá, làm ruộng bậc thang, nông lâm kết hợp.

+ Vùng đồng bằng ven biển cần thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan bằng cách thau chua, rửa mặn, phát triển mạng lưới thủy lợi. Canh tác hợp lí, xen canh, sử dụng các chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ trong trồng trọt. Củng cố hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thủy lợi để hạn chế tình trạng khô hạn, mặn hóa, phèn hóa.

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên đất.

Little Wolf
tớ nhầm đề , cậu đừng chấm nha
0
0
thulinhnhi
15/10 20:41:03
+3đ tặng

 Theo UNEP (1980), Diện tích phần đất liền của các lục địa là 777 triệu ha gồm 1.527 triệu ha đất đóng băng, 13.251 triệu ha đất không phủ băng; trong số này có 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và đất rừng; 32% còn lại là đất cư trú, đầm lầy,…
         Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các chức năng cơ bản của đất:

  • Là môi trường (địa bàn) để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển.
  • Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải.
  • Là nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất.
  • Là địa bàn cho các công trình xây dựng.
  • Lọc và cung cấp nguồn nước cho con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×