LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Đề 5: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã

Cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Nam, nép mình bên dãy Trường Sơn, núi Bạch Mã trông giống như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông, đầu và hai chân trước vươn cao đầy vẻ oai hùng. Dưới chân núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong xanh, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần phát triển hệ động thực vật phong phú của vùng. (1) Với nhiệt độ trung bình vào mùa hè cao nhất không quá 26 0 C, Bạch Mã là một trong những vùng có khí hậu núi dễ chịu nhất của bán đảo Đông Dương. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, khi người Pháp đặt chân tới nơi này họ đã phát hiện ra Bạch Mã có một kho tàng di sản thiên nhiên rất phong phú về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Người Pháp đã cho quy hoạch và xây dựng nơi đây thành một khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lý tưởng. Cơ sở hạ tầng được định hình và ra đời đồng loạt với 139 ngôi biệt thự sang trọng, cùng nhiều công trình phục vụ công cộng như ngân hàng, bưu điện, bể bơi, sân bóng, nhà hàng. Trải qua thăng trầm của lịch sử cùng chiến tranh, Bạch Mã bị tàn phá nặng nề và vóc dáng của một khu du lịch chỉ còn là hoài niệm.

(2) Từ năm 1991, Vườn quốc gia Bạch Mã được chính thức thành lập với tổng diện tích 22.031 ha, nằm trên địa phận hành chính của hai huyện Phú Lộc và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2008, Vườn quốc gia Bạch Mã được phê duyệt mở rộng diện tích vùng lõi lên 37.487 ha, với những quy hoạch bảo tồn nghiêm ngặt. Mặc dù được thành lập muộn hơn so với những vườn quốc gia khác, nhưng Vườn quốc gia Bạch Mã vẫn giữ được nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ. Độ che phủ rừng chiếm trên 90% tổng diện tích Vườn quốc gia.

Nơi đây đa dạng về địa hình, diện mạo và nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ. Vườn quốc gia Bạch Mã có hai kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 900 m và rừng kín thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900 m. Rừng ở độ cao trên 900 m là rừng có đa dạng sinh học phong phú. Ở đây có 2.373 loài thuộc hệ nấm và thực vật, gồm 332 loài nấm, 87 loài rêu, 183 loài dương xỉ, 22 loài hạt trần và 1.749 loài hạt kín.

Trong đó có 73 loài cây quý hiếm được liệt kê trong sách Đỏ Việt Nam và 204 loài cần ưu tiên bảo vệ; có trên 500 loài được sử dụng làm thuốc quý, đặc trưng như bảy lá một hoa; hoàng đàn, thích bắc bộ, thạch tùng, hoàng tinh hoa trắng, râu hùm, gừng dại, nghệ đen, sâm lông... có công dụng chữa bệnh. Các loài cây phổ biến chủ yếu mọc ở đỉnh núi thuộc họ kim giao (như tùng bạch mã); một số loài cây lá rộng có giá trị thuộc họ dầu, hộ long não, loài cây gỗ (cẩm lai, trắc, trầm hương, sến đinh, lim, thông Đà Lạt, pơ mu, hồng quang, chổi sể ) và các loài cau dừa, dương xỉ, lan... Ngoài ra Vườn quốc gia cũng có những loài mới được phát hiện như chìa vôi, mây, bọt ếch bạch mã...Không chỉ thực vật mà khu hệ động vật ở Bạch Mã cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu quý hiếm như voọc ngũ sắc, vượn đen má trắng, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn... Cho đến nay, các nhà khoa học đã nghi nhận ở Vườn quốc gia Bạch Mã có 1.715 loài động vật, trong đó có 132 loài thú, 143 loài ếch nhái, bò sát, 57 loài cá và 1.029 loài côn trùng. Khu hệ này có 69 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 15 loài đặc hữu cần có giải pháp ưu tiên bảo vệ. Đặc biệt, Vườn quốc gia Bạch Mã được coi là “ nơi

gọi chim trời” với 363 loài chim, chiếm khoảng 1/3 các loài chim của Việt Nam, trong đó đến 15 loài đặc hữu như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng, gà so trung bộ, trĩ sao...

(3) Trong những năm gần đây, số lượng các loài thực vật và động vật giảm đáng kể. Một số loài đã bị tuyệt chùng.

{...}

Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu bảo tồn về động vật, thực vật hệ sinh thái điển hình của Vườn. Tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo quy định của quy chế quản lý rừng. Khai thác thể mạnh cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong vùng tạo việc làm, không ngừng cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái./.

Gan tắc, bao nhiêu

Lịch

tanh bat thuy bại sa

charc buê chủ qu

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?

(Dần theo dangcongsan.vn/22-04-2014)

Câu 2. Chỉ ra cách trình bày thông tin chủ yếu trong phần (2) của VB. Câu 3. Văn bản Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã có bố cục mấy phần? Xác định nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản. quát được nội dung của

Câu 4. Nhan đề Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã đã làm nổi bật và khái toàn văn bản chưa? Vì sao? Câu 5. Nêu tác dụng của việc sử dụng sơ đồ trong văn bản. người?

Câu 6. Từ văn bản, em thấy rừng đóng vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con

Câu 7. Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh thái của rừng.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
119
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1:** Văn bản trên thuộc loại văn bản khoa học.

**Câu 2:** Cách trình bày thông tin chủ yếu trong phần (2) của văn bản là trình bày theo trình tự thời gian và phân đoạn, mô tả sự thành lập, quy hoạch, diện tích, sự đa dạng sinh học và tình trạng bảo tồn của Vườn quốc gia Bạch Mã.

**Câu 3:** Văn bản Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã có bố cục gồm 3 phần:
1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Bạch Mã và đặc điểm thiên nhiên, lịch sử của khu vực.
2. Thông tin chi tiết về hệ động thực vật và sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia.
3. Thảo luận về việc bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã, hướng tới việc cải thiện đời sống cộng đồng và bảo vệ môi trường.

**Câu 4:** Nhân đề Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã đã làm nổi bật và khái quát được nội dung văn bản. Nó không chỉ chỉ rõ được nội dung về bảo tồn mà còn nhấn mạnh sự quan trọng của đa dạng sinh học trong khu vực này.

**Câu 5:** Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ trong văn bản là giúp người đọc hình dung rõ hơn về cấu trúc của thông tin, dễ dàng thấy mối liên hệ giữa các phần nội dung, từ đó hiểu được sự liên quan và tầm quan trọng của từng yếu tố trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.

**Câu 6:** Theo văn bản, rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, cung cấp hệ sinh thái đa dạng, bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn tài nguyên như thực phẩm, dược liệu và tạo ra dịch vụ sinh thái quan trọng như giữ nước, duy trì khí hậu.

**Câu 7:** Để bảo vệ sự đa dạng sinh thái của rừng, chúng ta cần thực hiện các biện pháp như: tăng cường ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, thực hiện các chương trình bảo tồn, hạn chế khai thác trái phép tài nguyên rừng, trồng cây gây rừng mới, nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
1
0
Đặng Mỹ Duyên
16/10 19:38:07
+5đ tặng
Phần 1: (Từ đầu đến “hoài niệm”) - Giới thiệu về vị trí, khí hậu và lịch sử phát triển khu vực Bạch Mã từ thời kỳ người Pháp khám phá và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phần 2: (Từ “Từ năm 1991” đến “trĩ sao...”) - Thuyết minh về việc thành lập Vườn quốc gia Bạch Mã, sự đa dạng sinh học của hệ động, thực vật, và những loài quý hiếm cần bảo tồn.
Phần 3: (Từ “Trong những năm gần đây” đến hết) - Nêu tình hình hiện tại và phương hướng bảo vệ, phát triển khu vực rừng, đồng thời kếthợp với việc phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học.
Câu 4: Nhan đề "Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bạch Mã" đã làm nổi bật và khái quát nội dung của toàn văn bản, vì văn bản chủ yếu giới thiệu và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học, hệ động thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Bạch Mã.
Câu 5: Việc sử dụng sơ đồ trong văn bản (nếu có) sẽ giúp trực quan hóa thông tin, giúp người đọc dễ dàng hình dung về cấu trúc, số liệu và sự đa dạng sinh học trong Vườn quốc gia Bạch Mã. Đồng thời, sơ đồ cũng làm cho thông tin được tổng hợp ngắn gọn, rõ ràng hơn.
 
Câu 6: Từ văn bản, rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người:
 
Rừng cung cấp một môi trường sinh thái phong phú và đa dạng, nơi bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ nước, bảo vệ đất và cung cấp nguồn dược liệu quý giá.
Rừng cũng là nơi phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học, tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Câu 7: Để bảo vệ sự đa dạng sinh thái của rừng, chúng ta cần:
 
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của rừng và đa dạng sinh học
Thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt như cấm khai thác rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã.
Tái trồng rừng và bảo vệ môi trường sống của các loài động thực vật quý hiếm.
Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư