Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài đàn ghi ta của Lor-ca

4 trả lời
Hỏi chi tiết
862
0
0
Phạm Văn Bắc
01/08/2017 02:41:01
Soạn bài đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả Thanh Thảo
- Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946; quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.
+ Các tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985)…
+ Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca.
- Đặc điểm thơ:
+ Là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống.
+ Ông luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
2. Tác phẩm
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích.
- Là tác phẩm tiêu biểu cho thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
II. Tìm hiểu tác phẩm
BT 1: Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn. Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt?
Gợi ý
Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn).
Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha.
BT 2. Các hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý
Người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người – cuộc độc hành của Lor-ca (một anh hùng của Tây Ban Nha).
BT 3. Phân tích vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca trước cái chết.
a. Vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?
Tác giả khắc họa nhân vật giữa một không gian hoang dữ đậm chất Tây Ban Nha: Tây Ban Nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ. Tiếng hát nghêu ngao của những người Di-gan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng – biểu tượng cho sự đổ máu, cái chết và sự cần khấn cho linh hồn.
b. Thái độ của Lor-ca trước cái chết như thế nào?
Trên cái nền ấy là hình ảnh Lor-ca: bị điệu về bãi bắn / chàng đi như người mộng du. Một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến Lor-ca với cuộc hành trình của anh – Cuộc hành trình đến với cái chết.
Trước cái chết, Lor-ca đi như người mộng du. Đó là thái độ bỏ quyên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề; từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca – một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do.
c. Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh đường chỉ tay đã đứt / dòng sông vô cùng / Lor-ca bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc?
Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đã đứt lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca “bơi sang ngang” trên “chiếc ghi ta màu bạc” cùng với hình ảnh “đường chỉ tay đứt” chính là những biểu tượng, là những ám dụ về cái chết, sự nghiệt ngã của đệnh mệnh, của số phận ngắn ngủi.
- Các hình ảnh: hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, là bùa cô gái Di-gan xâu chuỗi một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha.
+ Ở đây động từ “ném” lặp lại nhiều lần (ném lá bùa, ném trái tim), nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mạnh của Lor-ca. Từ đó để thấy được cảm xúc mãnh liệt của Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca. Sự thương tiếc hòa lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục.
d. Vì sao cái chết của Lor-ca được miêu tả đi liền với hình ảnh “cây đàn ghi – ta”?
Cũng cần phải thấy sự lô gich giữa các hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang / chiếc ghi ta màu bạc. Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê, trogn đó có niềm đam mê đàn ghi ta. Và do đó “đàn ghi ta” đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca.
BT 4. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn / Tiếng đàn như cỏ mọc hoang / Giọt nước mắt vầng trăng / Long lanh trong đáy giếng.
Gợi ý
- Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tưởng và siêu thực. Ở đây, tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: “không ai chôn cất tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.
- Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.
BT 5. Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ?
Gợi ý
- Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang…
+ Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
+ Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.
Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.
+ Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:15

Soạn bài: Đàn ghi ta của Lor-ca

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Trước năm 1975: Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thanh Thảo trở thành gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Sau năm 1975: tiếp tục sáng tác thơ và có nhiều nỗ lực cách tân tân thơ Việt theo xu hướng đào sâu nội cảm, tìm kiếm cách thể hiện mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo và nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phong khoáng.

2. Tác phẩm

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru - bích là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà học tập chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê- đê - ri - cô Gar - xi - a Lor-ca.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 166 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bài thơ viết theo thể tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor-ca qua hàng loạt các hình ảnh biểu tượng.

Hệ thống hình ảnh: người nghệ sĩ, vầng trăng, yên ngựa – cây đàn ghi ta... tái hiện chân dung Lor-ca thật lãng mạn như đang lắc lư theo điệu nhạc lilalila “mỏi mòn”: trạng thái mệt mỏi vì phải làm việc trong một thời gian dài. Trên hành trình sáng tạo, đổi mới thi ca, có lẽ Lor-ca cũng có những giây phút cảm thấy mệt mỏi. Thanh Thảo thấu hiểu, cảm thông tột cùng với Lor-ca.

Hình ảnh áo choàng bê bết đỏ tái hiện sâu sắc bi kịch thảm khốc đã dữ đã dội xuống cuộc đời Lor-ca.

Âm thanh của tiếng đàn đã được thị giác hóa trở nên có sắc màu qua các hình ảnh tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh lá, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,...

Các hình ảnh Lor-ca bơi sang xoáy nước, chiếc ghi ta màu bạc: thiên tài ấy đã sang thế giới bên kia với tất cả tình yêu, xứ sở, tình yêu nghệ thuật cháy bỏng.

Những hình ảnh liên tưởng ở thế chủ động: chàng ném lá bùa cô gái Di - gan vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên...

Câu 2 (trang 166 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Đoạn thơ:

       không ai chôn cất tiếng đàn

       tiếng đàn như cỏ mọc hoang

       giọt nước mắt vầng trăng

       long lanh trong đáy giếng.

nói về sức sống bất diệt của tiếng đàn Lor – ca.

   - “không ai chôn cất tiếng đàn”: nhân dân Tây Ban Nha làm trái với lời nguyện của Lor -ca.

   - “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:

      + Tiếng đàn chỉ cuộc đời, con người, sự nghiệp cách tân của Lor – ca.

      + Hình ảnh “cỏ mọc hoang” có nhiều cách hiểu: cỏ mọc nhiều, mọc nhanh thể hiện sức sống mãnh liệt, bền bỉ con người, sự nghiệp, tài năng của Lor – ca. Hay cũng có thể Lor ca ra đi, nhà thơ Tây Ban Nha thiếu người dẫn đường nên thành thứ cỏ mọc hoang.

   - giọt nước mắt vầng trăng:

       + “giọt nước mắt” thể hiện niềm nhớ thương, buồn tiếc khuôn nguôi của nhân dân Tây Ban Nha.

       + Hình ảnh vầng trăng là vật thể thiên nhiên, vũ trụ cao rộng, hay nhân cách sự nghiệp sáng tạo của Lor-ca.

   - Long lanh trong đáy giếng.

      + “Đáy giếng” là nơi giấu giếm tội ác của bọn hắc ác.

→ Cuộc đời, nhân cách, sự nghiệp của Lor-ca sáng ngời mãi theo thời gian mặc cho kẻ thù chôn vùi nơi thâm u lạnh lẽo.

Câu 3 (trang 166 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Hình tượng cây đàn mang nhiều ý nghĩa.

   - Trước hết nó là cây đàn của Lor-ca.

   - Mang ý nghĩa ẩn dụ:

       + Gợi ra đất nước Tây Ban Nha

       + Gợi ra sự nghiệp, cuộc đời nghệ thuật của Lor-ca.

→ Tiếng đàn trong tác phẩm được lặp lại nhiều lần, nếu như phần mở đầu, âm thanh tiếng đàn vang lên báo hiệu sự xuất hiện của người nghệ sĩ. Thì đến cuối tác phẩm, tiếng đàn tiếp tục được ngân lên, ngay cả khi chủ nhân của nó không còn trên cõi đời này nữa.

=> Tiếng đàn, sự nghiệp, con người của người nghệ sĩ thiên tài Tây Ban Nha sẽ còn mãi với thời gian.

Luyện tập

Hình ảnh Ph.G. Lor-ca được thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca:

   - Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.

   - Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.

   - Một tâm hồn bất diệt.

→ Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính tài hoa – sống chết và bất tử với đất nước mình.

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca chia làm 3 phần:

   + Phần 1: (6 dòng đầu) Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.

   + Phần 2 (tiếp đó đến "không ai chôn cất tiếng đàn"): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.

   + Phần 3 (còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

Câu 1:

   Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn).

   Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha.

   Các hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn có ý nghĩa chỉ cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người – cuộc độc hành của Lor-ca (một anh hùng của Tây Ban Nha).

Câu 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:

   Không ai chôn cất tiếng đàn    Tiếng đàn như cỏ mọc hoang   Giọt nước mắt vầng trăng   Long lanh trong đáy giếng 

   Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tưởng và siêu thực, với hình ảnh hoán dụ "Không ai chôn cất tiếng đàn", hình ảnh so sánh "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi thương cảm về cái chết bi thảm của nhà thơ. Đặc biệt hình ảnh "Giọt nước mắt vầng trăng" là một hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ sự việc có thực: kẻ thù bắn nhà thơ và vứt xác ông xuống giếng để phi tang. "Nước mắt vầng trăng" còn là tình thương, sự cao khiết, tỏa sáng. Với Thanh Thảo, đó là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng. Vầng trăng là sự hóa thân, sự thăng hoa của tâm hồn liệt sĩ.

   Tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: "không ai chôn cất tiếng đàn", "tiếng đàn như cỏ mọc hoang".

   Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.

Câu 3: Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ?

- Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang…

   + Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.

   + Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.

   Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.

   + Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

0
0
Bạch Tuyết
07/04/2018 11:24:44

Soạn bài: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca chia làm 3 phần:

   + Phần 1: (6 dòng đầu) Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.

   + Phần 2 (tiếp đó đến "không ai chôn cất tiếng đàn"): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.

   + Phần 3 (còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

Câu 1:

   Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn).

   Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha.

   Các hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn có ý nghĩa chỉ cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người – cuộc độc hành của Lor-ca (một anh hùng của Tây Ban Nha).

Câu 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:

   Không ai chôn cất tiếng đàn    Tiếng đàn như cỏ mọc hoang   Giọt nước mắt vầng trăng   Long lanh trong đáy giếng 

   Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tưởng và siêu thực, với hình ảnh hoán dụ "Không ai chôn cất tiếng đàn", hình ảnh so sánh "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi thương cảm về cái chết bi thảm của nhà thơ. Đặc biệt hình ảnh "Giọt nước mắt vầng trăng" là một hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ sự việc có thực: kẻ thù bắn nhà thơ và vứt xác ông xuống giếng để phi tang. "Nước mắt vầng trăng" còn là tình thương, sự cao khiết, tỏa sáng. Với Thanh Thảo, đó là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng. Vầng trăng là sự hóa thân, sự thăng hoa của tâm hồn liệt sĩ.

   Tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: "không ai chôn cất tiếng đàn", "tiếng đàn như cỏ mọc hoang".

   Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.

Câu 3: Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ?

- Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang…

   + Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.

   + Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.

   Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.

   + Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư