LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? Sự kiện nào dưới đây không có trong đoạn trích trên?

ĐỀ 4

Phần I. Đọc hiểu: 6 điểm

Đọc văn bản sau:

  (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay đầy bịn rin, nước mắt người vợ tràn xuống như mưa. Người chồng đi sứ, gặp thời tiết mùa đông lạnh giá, bị cảm hàn, bệnh ngày càng trầm trọng và mất vào đêm 30 tháng Chạp, lòng vẫn mang nặng nỗi u hoài vì không làm trọn vẹn việc nước. Người vợ từ khi chồng đi xa, lòng lo buồn mà sinh bệnh. Mối u sầu phát ra văn thơ, có đến hơn 30 bài. Khi biết tin chồng mất thì có ý quyên sinh, người nhà hết lời khuyên nhủ.).

Người nhà khuyên giải không ăn thua gì có ý đề phòng cẩn thận không rời phu nhân một bước. Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Phu nhân càng thêm thê thảm, gục xuống bàn mà nức nở khiến cõi lòng chìm sâu vào cõi đê mê. Trong cơn dật dờ đó thấy một người khăn vuông đai rộng từ xa tới gần, nhìn kĩ hóa ra là chính chồng vậy. Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

- Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi(1) có hội ngộ, Chức Nữ(2) lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

Ông buồn nét mặt mà rằng:

- Ta từ khi về chầu thiên đình, được trông coi về việc bút nghiên, nơi thiên tào công việc nhiều, không có thì giờ đến thăm nàng, còn tấm lòng khăng khít thủy chung không bao giờ thay đổi.

Phu nhân muốn lưu ông ở lại tự tình. Ông vỗ về nói:

- Chết sống là lẽ thường xưa nay, hợp tan là tuần hoàn việc thế. Vị Ngọc Tiên(3) có duyên tái hợp, Dương Thái Chân(4) cơ ước lai sinh. Nàng không cần phải bi phiền về nỗi hạc lánh gương tan, cái ngày chúng ta gặp nhau gần đến rồi.

Nói xong, có một trận thanh phong, không biết ông biến đi đâu mất. Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời đất chỉ thấy sương mù trắng mờ, đêm đã gần sáng rồi.

Từ đó phu nhân lại càng có ý chán đời, nhưng chưa có dịp. Đến ngày lễ tiểu tường(5) ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. Đến khi  người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở rồi. Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ. Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, đề bảng nêu ra cửa, khắc chữ “Trinh liệt phu nhân từ”, ban cấp tế điền, bốn mùa có tế lễ, người làng cầu đảo đều có linh ứng.

           (Trích Người liệt nữ ở An Ấp,  Truyền kì tân phả, Đoàn Thị Điểm, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997,  tr 344-357)

Chú thích:

(1) Thuấn phi: vợ vua Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Anh hai chị em (con vua Nghiêu) đều lấy Thuấn, khi mất làm thần sông Tương.

(2) Chức Nữ: tích Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm được gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7.

(3) Vị Ngọc Tiên: đời Đường, Vị Cao lúc hàn vi, ở trọ nhà họ Khương, chung tình với nàng Ngọc Tiên. Cao tặng nàng một cái vòng tay, hẹn 7 năm đến cưới làm vợ. Quá hạn không đến, nàng tự sát. Cách đó 13 năm, Cao được làm Tiết độ sứ Ba Thục, có người dâng một ca sĩ rất đẹp tên là Ngọc Tiên, Cao nhận rõ diện mạo y như nàng Ngọc Tiên ngày trước.

(4) Dương Thái Chân: Dương Quý phi bị chết ở núi Mã Ngôi, sau lại tái sinh cùng Đường Minh Hoàng kết làm vợ chồng lần nữa.

(5) Lễ tiểu tường: lễ tang chẵn một năm, cũng gọi là luyện tế.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất                              B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                 D. Ngôi thứ nhất đan xen ngôi thứ ba

Câu 2. Sự kiện nào dưới đây không có trong đoạn trích trên?

A. Người chồng theo lệnh triều đình đi sứ Trung Quốc.

B. Người vợ nhớ chồng, chỉ biết gửi gắm nỗi niềm vào thơ ca

C. Người chồng trở về dương gian để gặp vợ

D. Hai vợ chồng đoàn tụ nơi chốn thiên tào

Câu 3. Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. Hiu hắt

B. Tung tích

C. Âu sầu

D. Đờ đẫn

Câu 4Dòng nào nêu đúng tác dụng của việc sử dụng các điển cố, điển tích trong đoạn trích truyện?

A. Làm cho lời văn thêm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm

B. Tạo giọng điệu cho lời văn

C. Tăng sức thuyết phục cho đoạn trích

D. Làm cho lời văn tăng tính hàm súc, trang nhã

Câu 5. Người vợ trong đoạn trích trên là người như thế nào?

A Là người vợ yếu đuối, nhu nhược

B. Là người vợ yêu chồng, thủy chung trong tình yêu

C. Là người vợ mù quáng trong tình yêu

D. Là người cay nghiệt, có nhiều dã tâm

Câu 6. Nhân vật người vợ được xây dựng chủ yếu qua những phương diện nào?

A. Lời nói, hành động

B. Diễn biến tâm trạng

C. Ngoại hình, cử chỉ

D. Lời nói, hành động, nội tâm

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 7. Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người vợ qua những câu văn sau:

           Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu.

Câu 8. Nhận xét về vai trò của yếu tố kì ảo được sử dụng trong đoạn trích truyện trên.

Câu 9. Từ mối tình của cặp vợ chồng trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về lòng thủy chung trong tình yêu?
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
93
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1:** Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
**C. Ngôi thứ ba**
Văn bản được kể từ góc nhìn bên ngoài, không phải từ góc nhìn của nhân vật nào trong câu chuyện.

**Câu 2:** Sự kiện nào dưới đây không có trong đoạn trích trên?
**C. Người chồng trở về dương gian để gặp vợ**
Trong đoạn trích, người chồng không trở về dương gian mà chỉ xuất hiện trong một lần xuất hiện kỳ ảo.

**Câu 3:** Từ nào sau đây không phải từ láy?
**B. Tung tích**
Tung tích là từ ghép, không phải từ láy; các từ còn lại là từ láy.

**Câu 4:** Dòng nào nêu đúng tác dụng của việc sử dụng các điển cố, điển tích trong đoạn trích truyện?
**A. Làm cho lời văn thêm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm**
Việc sử dụng điển cố, điển tích thường mang lại sức biểu cảm và hình ảnh phong phú cho văn bản.

**Câu 5:** Người vợ trong đoạn trích trên là người như thế nào?
**B. Là người vợ yêu chồng, thủy chung trong tình yêu**
Nàng thể hiện sự thủy chung, tình yêu mãnh liệt với chồng.

**Câu 6:** Nhân vật người vợ được xây dựng chủ yếu qua những phương diện nào?
**D. Lời nói, hành động, nội tâm**
Nhân vật người vợ thể hiện rõ qua hành động, tâm trạng, và lời nói trong đoạn trích.

**Câu 7:** Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người vợ qua những câu văn sau:
Cảm nhận về tâm trạng của người vợ được thể hiện một cách sâu sắc qua hình ảnh cô đơn và nỗi buồn sâu sắc mà nàng trải qua. Những mô tả về mùa thu, gió vàng, và tâm trạng đờ đẫn, âu sầu cho thấy một tâm hồn đang bị gông cùm bởi nỗi nhớ và sự đau khổ. Đó là trạng thái tuyệt vọng khi đối diện với nỗi mất mát và sự thiếu thốn tình yêu, điều này tạo ra một bức tranh rõ nét về tấm lòng thủy chung của người vợ đối với người chồng đã khuất.

**Câu 8:** Nhận xét về vai trò của yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong đoạn trích truyện trên.
Yếu tố kỳ ảo trong đoạn trích đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không khí huyền bí, làm nổi bật nỗi thống khổ của nhân vật chính. Sự xuất hiện của người chồng trong hình hài kỳ ảo cho thấy tình yêu và sự gắn bó của họ không bị ranh giới sự sống và cái chết ngăn cản. Điều này đồng thời cũng làm cho câu chuyện trở nên cảm động và sâu sắc hơn, thể hiện sự khắc khoải của người vợ.

**Câu 9:** Từ mối tình của cặp vợ chồng trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về lòng thủy chung trong tình yêu?
Lòng thủy chung trong tình yêu là một giá trị vô cùng quý báu, tồn tại không chỉ qua thời gian mà còn có thể vượt qua cả ranh giới sống chết. Tình yêu giữa hai nhân vật trong đoạn trích minh chứng rằng tình yêu chân chính, khi đã được xây dựng trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, sẽ không bao giờ phai nhạt, ngay cả khi có sự xa cách. Lòng thủy chung không chỉ là sự chung thủy trong mối quan hệ, mà còn là tấm lòng rộng mở, sự nhớ nhung sâu sắc và sự hy sinh cho người mình yêu thương.
0
0
Ngọc Hân
18/10 18:46:09
+5đ tặng

Câu 1: C. Ngôi thứ ba


 

Câu 2: D. Hai vợ chồng đoàn tụ nơi chốn thiên tào


 

Câu 3: B. Tung tích

Câu 4: D. Làm cho lời văn tăng tính hàm súc, trang nhã

 

Câu 5: B. Là người vợ yêu chồng, thủy chung trong tình yêu

 

Câu 6: D. Lời nói, hành động, nội tâm

 

  • Lời nói: Những lời trách móc, thể hiện tình yêu và nỗi đau của người vợ.
  • Hành động: Sự đờ đẫn, nức nở, quyên sinh của người vợ.
  • Nội tâm: Tình yêu, nỗi thương nhớ, sự tức giận, sự chán nản của người vợ.

Câu 7:

Tâm trạng của người vợ được miêu tả qua những câu văn trên vô cùng đau đớn, thê thảm. Bầu không khí u ám, ảm đạm của mùa thu muộn cũng như tâm trạng buồn rầu của người vợ: gió hiu hắt, cây xào xạc, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Tâm trạng của người vợ bị bủa vây bởi nỗi buồn rầu, không thể thoát khỏi sự đau khổ khi thiếu vắng người chồng.

Câu 8:

Yếu tố kì ảo trong đoạn trích đóng vai trò quan trọng:

  • Tăng tính li kì, hấp dẫn: Giúp câu chuyện thêm phần hấp dẫn, tạo sự bí ẩn, kích thích sự tò mò của người đọc.
  • Thể hiện niềm tin của người xưa: Vị Ngọc Tiên và Dương Thái Chân đều là những điển cố thể hiện niềm tin của người xưa vào sự tái sinh, hội ngộ sau khi qua đời.
  • Nâng cao giá trị nhân sinh: Giúp người đọc tin tưởng vào tình yêu vững bền vượt qua cả sinh tử, sự tái ngộ của hai vợ chồng sau khi chết là niềm hy vọng cho những người yêu thương nhau.

Câu 9:

Mối tình của cặp vợ chồng trong đoạn trích thể hiện lòng thủy chung sâu sắc, vượt qua cả ranh giới sinh tử. Dù người chồng đã qua đời, người vợ vẫn giữ vững tình yêu, suốt bốn năm luôn mang trong lòng nỗi thương nhớ và mong mỏi được gặp lại người chồng. Hành động quyên sinh của người vợ là sự khẳng định lòng thủy chung tuyệt đối, sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho tình yêu vững bền.

Mối tình của hai vợ chồng trong đoạn trích góp phần nâng cao giá trị văn hóa và nhân sinh, khuyến khích con người luôn giữ vững lòng thủy chung, yêu thương và trân trọng những mối quan hệ tình cảm cao đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư