Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn trẻ của văn học Việt Nam, với giọng văn đậm chất Nam Bộ, các tác phẩm của nhà văn thường mang ngôn ngữ bình dị, hình ảnh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. Những câu chuyện của bà thường kể về cuộc đời của những người dân nơi đây, những số phận éo le, bất hạnh, những bằng giọng văn gần gũi của mình, tác giả vẫn cho thấy được cái tình của những con người phúc hậu nơi miền quê sông nước. Đá trổ bông là một trong những tác phẩm tiêu biểu miêu tả sâu sắc cuộc sống của con người vùng quê, nổi bật là nhân vật chàng Khờ- một chàng trai có số phận đầy bất hạnh.
Truyện được kể với điểm nhìn nghệ thuật từ hiện tại về quá khứ rồi lại quay về hiện tại. Chàng khờ được miêu tả là một chàng trai ba mươi tuổi, nhưng lại có trí khôn của trẻ con năm bảy tuổi. Khờ từng bị mẹ bỏ rơi từ khi còn nhỏ, luôn mang trong mình niềm tin rằng khi “đá trổ bông mẹ lên đón”. Chỉ với một câu nói vu vơ, nhưng đứa trẻ ấy lại ghi nhớ rất rõ, coi đó là lời hứa của mẹ, lấy đó là động lực để sống qua ngày. Mặc dù khờ khạo và ngây thơ nhưng chính điều đó lại giúp chàng Khờ vượt qua những nghiệt ngã của cuộc đời mà sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đá trổ bông
Bản thân có phần khiếm khuyết những Khờ vẫn mang trong mình những vẻ đẹp đáng quý. Một con người khờ khạo nhưng luôn biết ơn những người đã nuôi dưỡng mình, “ nhờ chi thằng nhỏ cũng làm, và nặng nhọc cỡ nào cũng không than vãn”. Tâm hồn của một đứa trẻ bảy tuổi ấy thật đáng trân trọng biết nhường nào, dù khó khăn nhọc nhằn đến đâu cũng luôn biết ơn và đền đáp lại sự nuôi dưỡng của những người dân trên núi. Có lẽ đối với Khờ, họ chính là gia đình, là động lực tiếp thêm sức mạnh để chàng luôn giữ vững niềm tin vào cuộc sống. Ngay cả khi bị sét đánh, “sét quật lăn ra, tóc cháy xém” nhưng khi tỉnh dậy, câu đầu tiên Khờ nói vẫn là “đá trổ bông chưa?”. Đó là vẻ đẹp của một con người tích cực, lạc quan với đời, dù cận kề với cái chết như thế, chàn vẫn giữ vững niềm tin vào cái dường như không có thật, rằng đá có thể trổ bông. Hay là khi mọi người thuyết phục nói cho Khờ biết sự thật, chàng vẫn một lòng bảo vệ niềm tin của mình, cũng là niềm tin duy nhất mà người mẹ để lại cho Khờ. Sự kiên trì không bỏ cuộc của chàng trai ấy được thể hiện ở chi tiết “Khờ nói luôn, vậy mấy cục đá hong bị trời đánh thể nào cũng có bông. Từ bữa đó nó leo trèo khắp núi. Lo bông đá đang trổ ở hang hốc nào đó, nơi nó chưa mò tới.” . Chỉ một lời dối ầu ơ, nhưng với bộ não ngờ nghệch của Khờ, đã thành một thứ dây trói bền dai, buộc chặt mãi trên đỉnh núi.
Tác giả khá thành công trong việc sử dụng nghệ thuật để xây dựng nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư tập trung vào việc miêu tả hành động, suy nghĩ để vẽ lên chân dung và khắc hoạ vẻ đẹp trong tính cách của nhân vật Khờ. Ngòi bút của bà hướng đến những con người chân chất thật thà, dù phải sống trong hoàn cảnh cơ cực khó khăn nhưng vẫn luôn lạc quan và giữ vững niềm tin vào cuộc sống.
Thân phận con người không quyết định lối đi và cách sống của họ, dù có khiếm khuyết hay cuộc đời bất hạnh tới đâu, chỉ cần sống với tình yêu thương, sự lạc quan, tinh thần cống hiến thì cuộc sống đó vẫn là một cuộc sống ý nghĩa và đáng trân trọng. Qua đó ta cũng có thể thấy tính nhân văn trong cách khắc hoạ nhân vật với vẻ đẹp quý giá, nhân cách cao cả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |