Nhắc tới nhà văn Võ Quảng, người ta nhớ ngay tới các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông. Sinh thời, ông quan niệm: “Viết cho thiếu nhi là tình yêu và lẽ sống của tôi”. Ông luôn tâm niệm mình là một nhà giáo dục, cả cuộc đời dành trọn vẹn "những gì đẹp đẽ nhất, tinh khiết nhất cho thiếu nhi". Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho đề tài nhà thơ là bài thơ Mầm non đã ghi lại cảm xúc trong lòng mỗi độc giả trong đó có tôi. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài thiếu nhi của ông. Bài thơ này không chỉ thu hút trẻ em bởi cấu trúc đơn giản mà còn bởi giai điệu tươi sáng, vui tươi, rất phù hợp với tâm hồn giàu cảm xúc và năng động của trẻ. Tác giả đã thổi hồn vào những trang thơ của mình khiến câu thơ có giá trị biểu cảm cao, dùng nhiều biện pháp tu từ khiến cho vạn vật thiên nhiên trở nên sống động, gần gũi, như con người. Điều đó giúp người đọc, người nghe cảm nhận một cách chân thật hình ảnh của mầm non yếu ớt lớn lên. Mầm non được nhân hoá lên như một con người biết lắng nghe cuộc sống tươi đẹp kia, nó chỉ mới là một mầm non bé tí ti đang chuyển mình theo những bước đi cuối cùng của mùa đông để chờ đón một mùa xuân căng tràn nhựa sống. Sự cố gắng, khát khao được chuyển mình, để nỗ lực đến mùa xuân đã cho ta thấy một bài học trong cuộc sống rằng phải luôn nỗ lực không ngừng nghỉ thì một ngày nào đó sự nỗ lực ấy sẽ được đền đáp . Cảnh vật còn nhiều vương vấn nhưng "Mầm Non" vẫn nép mình nằm im đợi chờ mùa xuân. Cành bàng cuối đông chỉ còn lại "một vài lá đỏ, ‘’thấy mây bay hối hả", mây "hối hả" bay,. Mọi cảnh vật xung quanh như đang vương vấn nơi đây, bởi mùa đông đến là dịp cây cối thường khô và trụi lá. Cành bàng như đang lưu luyến là thế nhưng mầm non thì vẫn nép mình đợi chờ mùa xuân. Việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các thủ pháp nhân hóa còn thể hiện khả năng quan sát, miêu tả tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. ‘’Rào vào trận lá tuôn’’ lắng nghe lá rơi "rào rào" theo chiều gió cuốn. Mặt đất rải vàng lá cây. Cây trụi lá trơ cành. Mùa đông đã tàn. Mùa xuân đang tới: ‘’Một chú thỏ phóng nhanh’’, thỏ giật mình phóng nhanh, ngọn cỏ, làn rêu đợi chờ mùa xuân đang đến. Cùng với "Mầm Non", nhà thơ mơ hồ cảm nhận được sự chuyển mình của tạo hóa. Mùa xuân, mùa sức sống vô cùng tươi trẻ này đã đến rồi. Một buổi sớm mai. Quá bất ngờ trước một tiếng chim, một tín hiệu vui, ngân vang thánh thót. Xuân tới cùng khúc nhạc mùa xuân: "Chợt một tiếng chim kêu’’. Vạn vật chim muông hát ca vang dậy báo hiệu mùa xuân đã tới. Mùa xuân mùa của sức sống vô cùng tươi mới đã tới. Có thể thấy cảnh vật thiên nhiên, sự vật của bài thơ Mầm non đã cho ta thấy vẻ đẹp sức sống của cảnh vật thiên nhiên. Nó biết lắng nghe, rung động như con người nó lớn lên yêu đời, lạc quan. Bài thơ đã cho ta cảm nhận rõ rệt về bức tranh màu xuân, vừa cho thấy tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên cảnh vật hết sức trân trọng. Có lẽ vì thế mà bài thơ đã khơi gợi cho ta một khát vọng về cuộc đời với sự nỗ lực, vất vả, hi sinh để như hình ảnh mầm non trong bài thơ căng tràn nhựa sống để cống hiến cho đời những gì tinh túy nhất. Hình ảnh ‘’ mầm non’’ là hình ảnh biểu tượng cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ phải không ngừng nỗ lực để cống hiến cho đời, cho người. Bài thơ đã để lại trong tôi biết bao cảm xúc, dấy lên trong tôi biết bao nhiều kỉ niệm. Qua bài thơ chúng ta nhận ra được bài học về sự nỗ lực trong cuộc sống