Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn 200 chữ phân tích 8 câu cuối trong đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

viết doạn văn 200 từ phân tích 8 câu cuối đoạn thơ trích trong " Kiều ở lầu Ngưng Bích"
1 trả lời
Hỏi chi tiết
51
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", 8 câu cuối thể hiện tâm trạng éo le và nỗi oan nghiệt của Thúy Kiều. Kiều đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp, cô đơn và ngột ngạt, tâm hồn bay bổng nhưng thân phận lại đang bị trói buộc. Hình ảnh những cơn gió thoảng và cảnh vật xung quanh như càng làm nổi bật sự cô đơn, lạc lõng của nàng. Kiều cảm thấy như mình đang sống trong một thế giới biệt lập, chỉ còn lại những kỷ niệm đau thương và sự đợi chờ vô vọng.

Sự đối lập giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và nỗi lòng đơn lẻ của Kiều càng làm tôn lên bi kịch của nhân vật. Câu thơ "Tương tư" không chỉ phản ánh nỗi nhớ nhung mà còn là sự khao khát tình yêu, tự do. Những âm tiết nhẹ nhàng mà u nhìn ấy phác họa rõ nét tâm trạng của Kiều, khi nàng vừa cuốn hút vào vẻ đẹp của tình yêu nhưng lại bị cuốn vào vòng tay của định mệnh nghiệt ngã. Qua đó, Nguyễn Du khắc họa thành công hình ảnh một người phụ nữ tài sắc, bất hạnh, là biểu tượng cho số phận oan trái trong xã hội phong kiến.
1
0
Minh Tuấn
24/10 09:53:59
+5đ tặng

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã thành công tái hiện diễn biến tâm lí của nàng Kiều khi bị giam cầm. Ở đây, Thúy Kiều đã trực tiếp bộc lộ nỗi buồn, sự đau đớn, xót xa qua điệp từ "Buồn trông". Nàng bị ngợp bởi sự vô tận, rộng lớn của thiên nhiên: "cửa bể chiều hôm", "cánh buồm xa xa". Trước không gian sông nước mênh mang ấy, Kiều đã bày tỏ nỗi nhớ quê nhà da diết, khôn nguôi. Hình ảnh "hoa trôi man mác" có lẽ chính là tượng trưng cho thân phận nhỏ bé của nàng. Kiếp người ấy lênh đênh, vô định, bị sóng gió, bão tố cuộc đời vùi dập không thương tiếc. Khi mà tâm trạng con người không tốt, cảnh sắc thiên nhiên cũng nhuốm màu đau thương: "nội cỏ rầu rầu". "Chân mây mặt đất một màu xanh xanh" là chi tiết tô đậm thêm cho sự mênh mang, vô tận của không gian. Từ đó, sự vô định, mông lung lại càng bao phủ tâm trí của Kiều. Nàng bắt đầu có dự cảm không lành về tương lai. Hai câu thơ cuối đã thể hiện sự sợ hãi, lo lắng của Kiều trước bao sóng gió, phong ba của cuộc đời. Bằng bút pháp tài hoa cùng hàng loạt các hình ảnh giàu sức gợi, Nguyễn Du đã đem đến sự miêu tả vô cùng chi tiết về tâm trạng của Thúy Kiều cũng như dự đoán một tương lai không mấy êm ả đối với người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư