LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm bài văn về vấn đề ca dao dân gian

làm bài văn về vấn đề ca dao dân gian 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
30
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Bài Văn: Vấn Đề Ca Dao Dân Gian

Ca dao dân gian là hình thức văn học truyền miệng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, thể hiện tâm tư, tình cảm, lối sống và trí tuệ của người dân qua bao thế hệ. Được hình thành từ những câu chữ giản dị, ca dao không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là nguồn tư liệu quý giá phản ánh đời sống văn hóa, phong tục tập quán của người Việt.

Trước hết, ca dao dân gian thường mang tính tự sự, thể hiện những tâm tư, tình cảm của con người trong cuộc sống hàng ngày. Những câu ca dao về tình yêu như "Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua" khắc sâu vào lòng người về tình yêu chân thành, mãnh liệt. Ngoài ra, ca dao còn phản ánh các giá trị đạo đức, nhân văn, như sự hiếu thảo, tình nghĩa bạn bè và lòng yêu nước. Qua đó, người nghe không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn cảm nhận được những giá trị sống tốt đẹp.

Bên cạnh đó, ca dao dân gian cũng là một kho tàng kiến thức về phong tục tập quán và lối sống của người Việt. Mỗi câu ca dao, mỗi bài hát đều gắn liền với những truyền thuyết, phong tục, tập quán của các vùng miền. Chẳng hạn, ca dao về lễ hội truyền thống, ngày Tết Nguyên Đán hay các phong tục cưới hỏi đều hàm chứa những giá trị văn hóa đặc trưng. Điều này giúp cho các thế hệ sau hiểu rõ hơn về nguồn cội, về bản sắc dân tộc, từ đó thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước.

Ca dao còn là hình thức thể hiện ngôn ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm. Những biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ được sử dụng linh hoạt, mang đến cho người nghe cảm xúc mạnh mẽ. Những hình ảnh giản dị của cánh đồng, dòng sông hay bầu trời in đậm trong từng câu chữ, tạo nên sự gần gũi, quen thuộc. Điều này không chỉ khiến ca dao dễ nhớ, dễ thuộc mà còn giúp người dân Việt Nam dễ dàng kết nối với thiên nhiên, cuộc sống quanh mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, ca dao dân gian đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự du nhập của văn hóa nước ngoài dẫn đến việc nhiều người trẻ thiếu hụt kiến thức về ca dao. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của thế hệ hiện tại trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Để bảo tồn và phát huy giá trị ca dao dân gian, mỗi người chúng ta cần có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và truyền dạy những nét đẹp văn hóa này cho thế hệ sau. Các hình thức tổ chức các cuộc thi, hè văn nghệ, diễn đàn về ca dao cũng là cách thức hiệu quả để nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Tóm lại, ca dao dân gian không chỉ là một sản phẩm văn hóa độc đáo mà còn là báu vật tinh thần của dân tộc. Chính nhờ ca dao, chúng ta có cơ hội khám phá, hiểu biết và yêu thương quê hương, đất nước hơn. Việc gìn giữ, phát huy ca dao không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là của toàn xã hội, để những giá trị đẹp đẽ này mãi sống trong lòng người Việt Nam.
2
0
_ღĐức Phátღ_
25/10 12:17:47
+5đ tặng

Từ bao năm nay, ca dao Việt Nam đã trở thành tài sản vô giá của dân tộc. Ca dao là nơi chứa đựng tâm hồn của dân tộc, là tâm tư, tiếng nói của dân tộc ta.

Về khái niệm, ca dao là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường tồn tại dưới dạng lời thơ hoặc điệu hát, kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của người dân lao động.

Về đặc trưng thể loại của ca dao. Ca dao được sáng tác, lưu truyền bằng miệng và trí nhớ bởi tập thể nhân dân lao động. Lúc đầu đó có thể là sáng tác của một cá nhân nhưng qua quá trình lưu truyền, mỗi người tự đóng góp và làm phong phú thêm ca dao. Ca dao mang tính tập thể và tính nhân dân sâu sắc, có nội dung phản ánh rất rộng lớn. Đó là tình cảm của nhân dân với thiên nhiên, quê hương, đất nước, những mối quan hệ gia đình, xã hội. Trong ca dao, một số kiểu nhân vật trữ tình đều có tâm trạng chung phù hợp với lứa tuổi, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội… nhưng trên cái nền chung đó mỗi kiểu nhân vật lại có nét đặc sắc riêng, tạo nên sự hấp dẫn khó quên với người thưởng thức. Ca dao thường được biểu diễn, người ta gọi đó là diễn xướng. Xét về hình thức diễn xướng, ca dao có hai hình thức cơ bản nhất là hát cuộc và hát lẻ. Hát cuộc là hình thức hát tập thể trong lao động hoặc trong các hội hè đình đám được diễn ra quy mô, có tổ chức. Còn hát lẻ là hình thức hát tự do, không cần tuân thủ lề lối, quy cách như hát cuộc. Người hát có thể ngẫu hứng hát khi đang lao động, đang nghỉ ngơi. Dù là hát cuộc hay hát lẻ thì nhân dân lao động cũng đều gửi gắm tâm tình của mình qua tiếng hát đó.

Ca dao có nội dung vô cùng phong phú, đa dạng. Ca dao gắn bó chặt chẽ với nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng của từng vùng miền tổ quốc. Trong lao động, ca dao là tiếng hát ca ngợi công việc, sức khỏe của con người, ngợi ca tình yêu quê hương đất nước. Ca dao còn phản ánh những tình cảm cao đẹp, yêu thương tình nghĩa của con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội như tình cảm cha con, mẹ con, vợ chồng, tình yêu đôi lứa,… Bên cạnh đó, ca dao còn là tiếng hát than thân của con người về những nỗi khổ trong cuộc sống mà chủ yếu là nỗi khổ của người phụ nữ; là tiếng nói phản ánh chống lại cường quyền (vua, quan) và những hủ tục gây nhiều nỗi khổ cho con người. Ca dao trào phúng là tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu, những tính cách xấu của con người.

Nghệ thuật của ca dao cũng có nhiều điểm đặc sắc. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, được gọt giũa, trau chuốt, chắt lọc qua nhiều thế hệ, là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính địa phương, giữa lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân và ngôn ngữ thơ ca bác học. Để giãi bày tâm tư, tình cảm của con người thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…và sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cao. Kết cấu ca dao thường ngắn gọn, thể hiện rõ dấu ấn của lối đối đáp, trò chuyện giữa nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình. Sử dụng nhiều motip có tính chất lặp lại. Thể thơ thường được sử dụng trong ca dao là thể thơ lục bát, ngoài ra còn có các thể song thất lục bát, thơ ba chữ, thơ bốn chữ…

Ca dao có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống mỗi người dân Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rất cao giá trị của ca dao, Xuân Diệu cho rằng: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột của non sông”. Xuân Diệu cũng cho rằng trong ca dao có cái chất tâm hồn người mới cày xới lên, còn tươi rói, bốc hơi chảy máu. Có lẽ vì vậy, có thể coi ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn dân tộc. Ca dao giúp ta hiểu về tâm hồn, tính cách, lối sống của cha ông ta cũng như con người trong thời đại xa xưa. Ca dao còn là kho tàng kinh nghiệm quý báu để chúng ta ứng dụng trong đời sống với nhiều bài học đạo đức, bài học kinh nghiệm… Ca dao là nguồn tư liệu quý giá để các nhà thơ nhà văn sau này học tập và sử dụng một cách sáng tạo.

Nói chung, ca dao bắt nguồn từ cuộc sống của con người, nuôi dưỡng đời sống con người, cho nên nó sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Mỗi người chúng ta, tùy từng nơi, từng lúc, từng hoàn cảnh đều như tìm thấy ở ca dao một phần tâm hồn mình trong đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư