Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ “ trái tim” trong văn bản trên được hiểu là gì?

Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế  vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp.
Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời.
“Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”
                                                                                                   (Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?
A. Miêu tả                              B. Tự sự                     C. Biểu cảm               D. Nghị luận
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ……………………………………….
Câu 3. Vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ?
A. Vì cô đã rất trung thực khi trồng  đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban.
B. Vì cô đã trồng được chậu hoa đẹp nhất.
C. Vì cô đã gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 4. Câu “Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. được mở rộng thành phần vào?
A. Chủ ngữ                            B. Vị ngữ                    C. Trạng ngữ              D. Cả A.B.C
Câu 5.  Truyện kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín. Đúng hay sai?
A.  Đúng                                              B. Sai
Câu 6. Điền tiếp thông tin để hoàn thiện ý kiến sau: “Nếu tôi  được đặt vào chậu hoa của Serena một “bông hoa cuộc đời”, em sẽ đặt chữ ………………………….”.
Câu 7. Câu sau là câu đơn hay câu ghép “Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế  vị mình
            A.  Câu đơn                                            B. Câu ghép
Câu 8.  Em có đồng ý với quyết định của vị vua trong câu chuyện trên không? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9.  Bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.?    
………………………………………………………………………………………………………
công trong cuộc sống.
 ai làm cả 2 đề tặng ngay 100 xu trong ngày
 
 
ĐỀ 2
  
 
 Tương tự cách làm đề 1:
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Trái tim hoàn hảoCó một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trạm thay thế. Chàng trai cười nói:
-   Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
-Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ cho tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…
(Theo Trí Quyền – Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ TPHCM, 2006)
Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.                                   B. Tự sự, miêu tả, nghị luận          
C. Biểu cảm, nghị luận, tự sự                                 D. Nghị luận, biểu cảm. miêu tả
Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai?
            A.Chàng trai                                                              B. Không xuất hiện
            C. Cụ già                                                                    C. “ tôi”
Câu 3. Từ “ trái tim” trong văn bản trên được hiểu là gì?
A. Sự sẻ chia                                                             B. Tình yêu thương
C. Sự hi sinh                                                              D. Cả A-B-C
Câu 4. Các câu “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.” là lời của ai?
A.  Lời  tác giả                                               B. Lời người kể chuyện
C. Lời nhân vật ông lão                            D. Lời nhân vật chàng trai                                      
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là: ………………………………………………………..
Câu 6.  Từ “ hoàn hảo” trong câu văn “ Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…” là từ:
A.    Từ mượn tiếng Anh                                            B. Từ thuần Việt
B.     Từ địa phương                                                     D. Từ Hán Việt
Câu 7. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 8.  Em hiểu như thế nào về nhan đề “Trái tim hoàn hảo”?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9.  Bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.?    
………………………………………………………………………………………………………
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
140
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1:** Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
**Đáp án:** A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

---

**Câu 2:** Người kể chuyện trong văn bản trên là ai?
**Đáp án:** B. Không xuất hiện (Nhân vật trong văn bản là chàng trai và cụ già, nhưng không có một người kể chuyện rõ ràng).

---

**Câu 3:** Từ "trái tim" trong văn bản trên được hiểu là gì?
**Đáp án:** D. Cả A-B-C (Sự sẻ chia, tình yêu thương, sự hi sinh).

---

**Câu 4:** Các câu “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.” là lời của ai?
**Đáp án:** D. Lời nhân vật chàng trai.

---

**Câu 5:** Nội dung chính của văn bản trên là:
**Đáp án:** Nội dung chính nói về giá trị của tình yêu và sự sẻ chia, rằng một trái tim không hoàn hảo vẫn có thể đẹp hơn vì tình yêu mà ta dành cho nhau.

---

**Câu 6:** Từ “hoàn hảo” trong câu văn “Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…” là từ:
**Đáp án:** D. Từ Hán Việt.

---

**Câu 7:** Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai?
**Đáp án:** Giọt nước lăn trên má của chàng trai biểu thị cho sự xúc động, cảm thông và nhận thức sâu sắc về giá trị của tình yêu và sự sẻ chia. Nó cho thấy chàng trai đã thay đổi quan điểm về “trái tim hoàn hảo” của mình sau cuộc trò chuyện với cụ già.

---

**Câu 8:** Em hiểu như thế nào về nhan đề “Trái tim hoàn hảo”?
**Đáp án:** Nhan đề "Trái tim hoàn hảo" được hiểu là một cách chơi chữ, khi trái tim được coi là hoàn hảo không phải vì không có vết sẹo hay khuyết điểm, mà bởi vì nó chứa đựng tình yêu, sự sẻ chia và lòng nhân ái. Trái tim hoàn hảo là trái tim biết yêu thương, hi sinh và chấp nhận những vết thương.

---

**Câu 9:** Bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.
**Đáp án:** Bài học là tình yêu và sự sẻ chia rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta nên trân trọng và chấp nhận cả những vết sẹo, khuyết điểm trong tình yêu bởi vì đó chính là dấu ấn của những trải nghiệm, cảm xúc mà chúng ta đã sống qua và chia sẻ với người khác. Tình yêu không chỉ là nhận mà còn là cho đi, và những vết khuyết trong trái tim có thể tạo nên những vẻ đẹp sâu sắc trong cuộc sống.
3
0
_ღĐức Phátღ_
27/10 09:42:26
+5đ tặng
ĐỀ 1

Câu 1: B. Tự sự

Câu 2: Ngôi thứ ba.

Câu 3: A. Vì cô đã rất trung thực khi trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban.

Câu 4: C. Trạng ngữ

Câu 5: A. Đúng

Câu 6: Nếu tôi được đặt vào chậu hoa của Serena một “bông hoa cuộc đời”, em sẽ đặt chữ “trung thực”.

Câu 7: B. Câu ghép

Câu 8: Em đồng ý với quyết định của vị vua vì ông đã công nhận và tôn vinh sự trung thực của cô Serena, điều này thể hiện giá trị đạo đức trong xã hội.

Câu 9: Bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện là "Trung thực là một đức tính quý giá", và đôi khi thành công không chỉ được đo bằng kết quả mà còn bằng quá trình và những giá trị đạo đức.
_________________________________________________________________________________________________

ĐỀ 2

Câu 1: A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: B. Không xuất hiện

Câu 3: D. Cả A-B-C (Sự sẻ chia, Tình yêu thương, Sự hi sinh)

Câu 4: D. Lời nhân vật chàng trai.

Câu 5: Nội dung chính của văn bản trên là “Tình yêu và sự sẻ chia trong cuộc sống”.

Câu 6: D. Từ Hán Việt

Câu 7: Giọt nước lăn trên má của chàng trai thể hiện nỗi xúc động, sự cảm thôngnhận ra giá trị của tình yêu và sự sẻ chia, đồng thời cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của anh.

Câu 8: Nhan đề “Trái tim hoàn hảo” gợi lên ý tưởng rằng sự hoàn hảo không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài mà còn ở những vết thương, trải nghiệm và tình yêu mà mỗi người có được trong cuộc sống.

Câu 9: Bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên là “Cần trân trọng và chia sẻ tình yêu thương, vì những vết thương và kỷ niệm cũng làm nên giá trị cuộc sống.”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×