LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tất cả các tài liệu tham khảo về truyện Thánh Gióng?

Trình bày tất cả các tài liệu tham khảo về truyện thánh gióng?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
44
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyện Thánh Gióng là một trong những tác phẩm dân gian nổi bật của văn học Việt Nam, thể hiện giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh của người Việt. Dưới đây là một số tài liệu tham khảo có thể tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về truyện Thánh Gióng:

1. **Sách giáo khoa Ngữ văn**:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, 7, 8, 9 thường có nội dung về truyện Thánh Gióng, giúp học sinh hiểu về nội dung, nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.

2. **Tài liệu văn học dân gian**:
- "Văn học dân gian Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Hộc: - Nêu rõ khái niệm và thể loại văn học dân gian, trong đó có phân tích truyện Thánh Gióng.
- "Truyện cổ tích Việt Nam" của tác giả Phan Ngọc: - Một tài liệu tổng hợp các truyện cổ tích, bao gồm cả Thánh Gióng, có sự phân tích và bình luận về giá trị biểu tượng.

3. **Các công trình nghiên cứu**:
- "Thánh Gióng - Hình tượng người anh hùng trong văn học dân gian" của tác giả Trần Đăng Khoa: - Nghiên cứu sâu về hình tượng Thánh Gióng và ý nghĩa của nhân vật trong bối cảnh lịch sử văn hóa Việt Nam.
- "Di sản văn hóa và truyện cổ tích" của tác giả Lê Trọng Khánh: - Một cái nhìn tổng thể về giá trị văn hóa của các truyền thuyết, trong đó có Thánh Gióng.

4. **Bài viết, luận văn**:
- Các bài viết trên các tạp chí văn học như Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Tạp chí Văn học, thường có các nghiên cứu ngắn về Thánh Gióng và các giá trị liên quan.
- Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các sinh viên chuyên ngành văn học về văn học dân gian Việt Nam, cũng có thể đề cập đến Thánh Gióng.

5. **Khóa học và bài giảng**:
- Các khóa học về văn học dân gian Việt Nam tại các trường đại học thường sẽ đề cập đến Thánh Gióng trong chương trình giảng dạy.

6. **Phim ảnh và các tác phẩm nghệ thuật**:
- Các bộ phim, chương trình truyền hình, hoặc vở kịch dựa trên truyện Thánh Gióng có thể cung cấp cái nhìn mới về bài học và hình tượng nhân vật.

Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn về một tài liệu cụ thể hoặc có yêu cầu đặc biệt, hãy cho tôi biết để tôi có thể hỗ trợ tốt hơn!
1
0
QCường
30/10 20:38:12
+5đ tặng

Truyện Thánh Gióng đã ca ngợi truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.

Truyện kể về sự ra đời, cũng như công lao đánh đuổi giặc Ân cứu nước của Thánh Gióng. Câu chuyện bắt đầu bằng lời giới thiệu: “Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con”. Từ đó, tác giả dân gian bắt đầu gợi mở về sự ra đời kì lạ của Gióng. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Có thể thấy rằng sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, Góng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

Để rồi kể từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Có thể thấy rằng, sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

Khi quân giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng đánh tan quân giặc, rồi trở về với cõi bất tử: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

Ở cuối truyện, tác giả dân gian còn kể về những dấu tích còn lưu lại. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hay hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… Điều đó muốn thể hiện niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc. Tác phẩm đã xây dựng nhiều chi tiết kì ảo, từ đó góp phần thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.

Như vậy, Thánh Gióng chính là một trong những truyền thuyết hay, để lại nhiều bài học giá trị cho thế hệ sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư