Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích một tác phẩm Thiên trường vãn vọng

viết bài văn phân tích một tác phẩm thiên trường vãn vọng
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
38
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Phân Tích Tác Phẩm "Thiên Trường Vãn Vọng"

"Thiên Trường Vãn Vọng" là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà thơ Nguyễn Trãi, thuộc thế kỷ 15, thời kỳ Lê Sơ. Bài thơ không chỉ thể hiện tâm tư tình cảm của tác giả mà còn có giá trị lịch sử, triết lý sâu sắc về nhân sinh và thiên nhiên. Bài thơ được viết trong bối cảnh tác giả đang sống trong thời kỳ đất nước đang chuyển mình sau bao năm nội chiến.

#### 1. Nội dung và chủ đề

Bài thơ "Thiên Trường Vãn Vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, mang đậm phong cách truyền thống của thơ Đường. Nội dung chính của bài thơ xoay quanh những cảm xúc sâu lắng của một người lính trước cảnh sắc thiên nhiên và những nỗi niềm riêng tư.

Chủ đề của bài thơ có thể được chia thành hai khía cạnh chính:
- **Thiên nhiên và con người**: Tác giả khéo léo mô tả những cảnh đẹp của thiên nhiên - từ những cánh đồng xanh tươi, bầu trời rộng lớn, đến hình ảnh những cơn gió thoảng. Những hình ảnh này không chỉ mang tính miêu tả mà còn thể hiện sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
- **Nỗi lòng của người yêu nước**: Bên cạnh niềm say mê trước khung cảnh thiên nhiên, nhà thơ cũng gửi gắm nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước, về tình yêu quê hương đất nước, và cả những tâm tư về cuộc sống. Những câu thơ chứa đựng nỗi buồn của kẻ bỏ quê hương, của lòng người xao xuyến trước sự đổi thay.

#### 2. Nghệ thuật

Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài thơ để gia tăng tính biểu cảm. Ông thường sử dụng phép so sánh, ẩn dụ và nhân hóa để diễn tả tâm trạng một cách sinh động và dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. Với ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhưng giàu hình ảnh, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động và gợi cảm.

Cái hay của "Thiên Trường Vãn Vọng" còn nằm ở việc xây dựng cấu trúc bài thơ một cách hài hòa. Mỗi phần của bài thơ đều có sự liên kết chặt chẽ, từ việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cho đến việc bộc lộ nội tâm của nhân vật trữ tình. Điều này không chỉ giúp bài thơ mạch lạc mà còn tăng thêm sức hút cho tác phẩm.

#### 3. Ý nghĩa

"Thiên Trường Vãn Vọng" không chỉ đơn thuần là một bức tranh thơ về thiên nhiên mà còn làm sống dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người chiến sĩ trong thời kỳ lịch sử đầy biến động. Nó đã thể hiện rõ ràng tâm tư, tình cảm của một tâm hồn lớn và một trí tuệ sắc sảo. Bài thơ khiến người đọc cảm nhận được rằng, dù có bất cứ gian nan nào đi chăng nữa, thì tình yêu quê hương đất nước vẫn luôn tồn tại và mãnh liệt.

### Kết luận

"Thiên Trường Vãn Vọng" của Nguyễn Trãi không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà còn là hình ảnh tiêu biểu của tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ. Với những cảm xúc chân thành và sâu sắc, tác phẩm đã để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, khắc sâu trong lòng những giá trị nhân văn, lịch sử và văn hóa của dân tộc. Thông qua bài thơ, chúng ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn cảm nhận được nỗi niềm thiết tha của con người đối với quê hương, đất nước.
1
0
Duy Lê
31/10 22:03:33
+5đ tặng

Nền văn học Việt Nam trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), cùng với những bài thơ biểu ý như Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, cha ông ta đã sáng tác khá nhiều tác phẩm biểu cảm. “Để biểu cảm, người viết biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình”. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông và Côn sơn ca của Nguyễn Trãi chính là hai văn bản như thế.

Qua bức tranh cảnh vật và con người, hai tác giả đã bộc lộ những tình cảm thật chân thành của mình. Hai bức tranh thiên nhiên, hai hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương, đất nước, niềm lạc quan, yêu đời, rất đáng trân trọng.

“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền”.

Nhà văn Ngô Tất Tố dịch là:

“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”.

Tương truyền, sau khi lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại thanh bình, nhân dịp về thăm quê hương ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng sáng tác bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường, thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu hài hòa, nhẹ nhàng, thanh thoát. Đây là bức tranh thôn dã vào lúc chiều tà, đang ngả dần về tối. Hai câu đầu tả cảnh làng xóm mơ màng, yên ả:

“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không”.

Thôn xóm, nhà tranh mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu ra thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm ngay từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng thanh thản khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Cảnh thoáng, nhẹ, khiến tâm hồn con người cũng như lâng lâng. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế? Ngoại cảnh và tâm cảnh hòa hợp rất tự nhiên. Xuống hai câu sau, trong cảnh có chút xao động:

“Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”.

Bức tranh thôn dã có thêm âm thanh, màu sắc và vài ba cử động. Nơi gần, có mấy “mục đồng” lùa trâu về xóm, vừa đi vừa thổi sáo, tiếng sáo vi vu, văng vẳng cất lên. Nơi xa, mấy cánh cò trắng, từng đôi, từng đôi sà xuống đồng như muốn tìm mồi, hay định nghỉ ngơi! Người và vật, thiên nhiên, đồng ruộng, âm thanh và màu sắc..., tất cả đã hòa nhập với nhau vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn. Nhà thơ chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu, rồi chấm phá vài nét như muốn thổi cả tâm hồn mình vào cảnh vật.

Cảnh vốn đẹp, qua hồn người càng đẹp thêm. Cả một miền quê rộng lớn được thu lại trong bốn dòng thơ hàm súc và biểu cảm. Rõ ràng cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hòa với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà sáng tác những vần thơ gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy có địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×