Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích trên

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
101
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích, tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện rõ nét qua những cảm xúc sâu lắng và nỗi niềm cô quạnh. Mở đầu, sự cô đơn trong lòng người phụ nữ thể hiện qua những nỗi nhớ nhung, khắc khoải trông chờ về người chồng đang chinh chiến. Có thể thấy, tâm trạng của nhân vật phảng phất nỗi u sầu và bất an về tương lai, vì không biết khi nào người yêu trở về.

Bên cạnh đó, hình ảnh thiên nhiên như gió thổi, mây bay cũng được sử dụng để biểu đạt trạng thái tâm hồn của người chinh phụ. Những âm thanh, khung cảnh ấy như đồng hành cùng nỗi nhớ, tạo nên bầu không khí u ám và tĩnh lặng, làm tăng cảm giác bế tắc trong lòng.

Cuối cùng, sự chờ đợi triền miên dường như đã trở thành nỗi đau khôn nguôi. Người chinh phụ không chỉ đơn thuần chờ đợi một người, mà còn chờ đợi cuộc sống trở lại bình yên. Những cảm xúc mãnh liệt ấy đã tạo nên một bức tranh tâm trạng tràn đầy nhức nhối và sâu sắc, thể hiện rõ nỗi lòng của người phụ nữ trong thời chiến.
0
0
Lonely
04/11 12:51:12
+5đ tặng

Chàng thì đi cõi xa mưa gió, 

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. 

Đoái trông theo đã cách ngăn, 

Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh. 

Đoạn văn tham khảo (bn ko cho mình đoạn thơ nên mik lm bừa một đoạn nhé) :

     Bốn câu thơ trên trong bài thơ Chinh phụ ngâm đã diễn tả được những tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra chiến trường ác liệt. Ở hai câu thơ đầu: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” như đang lột tả khoảng cách về địa lí, nơi chốn của hai vợ chồng, đồng thời còn là tiếng kêu xót xa, ai oán, cô đơn của người chinh phụ. Nàng đau khổ, lo lắng khi chồng mình đang ở nơi “cõi xa mưa gió”, gặp muôn trùng khó khăn. Nàng còn tự tủi cho bản thân khi phải trở về nơi mà hai người từng hạnh phúc, nhưng giờ trở thành “buồng cũ chiếu chăn”. Phép đối tài tình trong hai câu thơ đã làm sự trái ngược, cách xa của hai người càng nhiều hơn. Mặc dù xa mặt, nhưng người chinh phụ không xa lòng: “Đoái trông theo đã cách ngăn,/ Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh”. Nàng luôn nhìn về nơi “cõi xa ấy”, nhìn qua “mây biếc”, “núi xanh” để được thấy chồng. Thiên nhiên hùng vĩ, hay tượng trưng cho sự cách ngăn giữa người chinh phu và người chinh phụ, không khiến nàng bồi hồi mong nhớ về chồng. Qua từng câu chữ, sử dụng phép đối, phép ẩn dụ điêu luyện, nhà thơ đã thay cho tiếng nói của người chinh phụ cất lên cảm xúc đau đớn, bi thương, nhớ nhung qua bốn câu thơ trên. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×