Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam
(LĐTĐ) Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội không thể không nhắc đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám (toạ lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội). Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên của lịch sử, Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm.
Công trình kiến trúc độc đáo
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc ấn tượng được xây dựng từ thời nhà Lý. Với bề dày lịch sử cùng với nét kiến trúc cổ độc đáo, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xem là một trong những di sản đặc biệt của quốc gia. Khu di tích này cũng là một trong những điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng được du khách gần xa mến mộ.
Cũng giống như nhiều công trình khác, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trải qua nhiều triều đại với những hưng thịnh, tàn suy cùng nhiều lần tu tạo, đổi tên mới có vị trí và không gian kiến trúc như hiện tại. Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là một minh chứng lịch sử mà còn trở thành một biểu tượng văn hoá của Việt Nam.
Lối kiến trúc phương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho - Phật giáo thể hiện rõ nét trong từng chi tiết của không gian. Từ chất liệu (chủ yếu là gỗ lim, gạch nung và ngói mũi hài,…) cho đến những lớp ngói, hoa văn đều được trang trí một cách tỉ mỉ và sang trọng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được biết đến là trường đại học đầu tiên của khu vực Đông Nam Á xây dựng tại kinh thành Thăng Long xưa, đây là nơi hội tụ những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc.
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử…). Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314 - 1329), nhà giáo Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp cho các hoàng tử.
Năm 1370, sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 2010, 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu Quốc Tử Giám - địa điểm du lịch Hà Nội duy nhất được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.
Không gian Văn Miếu được chia thành 5 lớp được gắn kết bởi các bức tường gạch có cửa thông. Khu vực thứ nhất từ Văn Miếu Môn (cổng vào Văn Miếu) vào là khu Nhập Đạo với 3 gian lợp ngói và 3 cổng chính là Đại Trung, Thành Đức và Đạt Tài.
Khu vực thứ 2 trong quần thể Văn Miếu là Khuê Văn Các. Sử sách ghi lại Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805 với kiến trúc độc đáo - tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng trên bầu trời. Ngày nay Khuê Văn Các là hình ảnh biểu trưng cho Hà Nội cũng như nét đẹp văn hóa - kiến trúc Việt.
Tiếp theo Khuê Văn Các là khu Bia Tiến Sĩ. Nơi đây ghi danh 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ triều Lê (từ khoa thi 1442 đến thời Nguyễn). Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo bằng loại đá xanh trên lưng rùa tượng trưng cho sự biết ơn, tôn trọng tới các bậc kì tài của đất nước. Khu thứ tư trong nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám là là sân Đại bái. Trước đây nơi này thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng tử và thầy giáo nổi tiếng Chu Văn An. Cuối cùng là nhà Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa. Tên Thái Học được vua Lê Hiển Tông đổi vào năm 1785 và được gọi cho đến ngày nay.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong khung tường, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những tán cây cổ thụ khiến cho nơi đây mang một cảnh sắc hoàn toàn khác biệt với bên ngoài, tạo sự thu hút đặc biệt đối với du khách.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám bây giờ không chỉ là một địa chỉ tham quan, mà từng bước trở thành một không gian văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, sinh động, điển hình như các chương trình giáo dục di sản, các cuộc triển lãm, trưng bày, các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về thầy giáo Chu Văn An - người thầy tiêu biểu của đất nước Việt Nam...
Câu1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu2: Phần sapo in đậm trong văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản nào? Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội không thể không nhắc đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám (toạ lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội). Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên của lịch sử, Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm.
Câu3: Văn bản " Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam " thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử?
Câu4: Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam với các thông tin cơ bản của văn bản.
Câu5: Theo em di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là miêu tả và thuyết minh. Văn bản không chỉ mô tả vẻ đẹp, kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà còn cung cấp thông tin lịch sử, văn hóa liên quan đến di tích này.
Câu 2: Phần sapo in đậm trong văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản nào?
Phần sapo in đậm đã trình bày những thông tin cơ bản sau:
Địa điểm tọa lạc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội).
Thời gian tồn tại của di tích (hơn 1.000 năm).
Nét đặc trưng về cổ kính và tôn nghiêm của Văn Miếu.
Câu 3: Văn bản "Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam" thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử?
Văn bản thể hiện các đặc điểm sau:
Thông tin chi tiết: Cung cấp thông tin về lịch sử, kiến trúc và ý nghĩa văn hóa.
Miêu tả sinh động: Sử dụng hình ảnh và từ ngữ để tạo ra hình ảnh rõ nét về di tích.
Giá trị văn hóa: Nhấn mạnh vai trò và giá trị của di tích đối với văn hóa dân tộc.
Kết nối lịch sử với hiện tại: Nêu rõ sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, cũng như ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề "Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam" với các thông tin cơ bản của văn bản.
Mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung văn bản:
Nhan đề nhấn mạnh vị trí quan trọng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong nền văn hóa Việt Nam.
Nội dung văn bản cung cấp thông tin cụ thể về
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là thuyết minh.
Câu 2:
Phần sapo in đậm đã cung cấp các thông tin cơ bản về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bao gồm:
Địa chỉ: nằm tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bề dày lịch sử: hơn 1.000 năm tồn tại.
Đặc điểm: giữ nguyên được nét cổ kính, tôn nghiêm qua thời gian và những biến cố lịch sử.
Câu 3:
Văn bản thể hiện đầy đủ các đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu di tích lịch sử:
Thông tin nguồn gốc, lịch sử: cung cấp thời gian xây dựng, các giai đoạn phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua các triều đại.
Giá trị văn hóa và kiến trúc: mô tả chi tiết kiến trúc độc đáo, phong cách Nho giáo - Phật giáo và chất liệu xây dựng.
Tầm quan trọng và ý nghĩa biểu tượng: nhấn mạnh vai trò là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, biểu tượng văn hóa và giáo dục của dân tộc.
Giới thiệu các khu vực chính trong di tích: liệt kê các công trình nổi bật như Khuê Văn Các, Bia Tiến sĩ, nhà Thái Học cùng ý nghĩa của từng khu vực.
Câu 4:
Nhan đề "Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng văn hoá của Việt Nam" khái quát ý nghĩa quan trọng của di tích này trong văn hóa Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tính biểu tượng của nó. Các thông tin trong văn bản đều làm nổi bật ý nghĩa và giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám như:
Trung tâm giáo dục đầu tiên của đất nước và khu vực.
Biểu tượng văn hóa - lịch sử lâu đời với kiến trúc độc đáo, nơi lưu giữ giá trị của nền khoa cử phong kiến.
Sự bền vững qua thời gian: dù trải qua hơn 1.000 năm, Văn Miếu vẫn giữ nguyên nét cổ kính và là biểu tượng của tinh thần hiếu học, tôn vinh trí thức Việt Nam.
Câu 5:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của tinh thần hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo, có ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Đó là nguồn động lực khuyến khích các bạn trẻ không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và phát huy tinh thần yêu nước qua con đường tri thức. Ngoài ra, việc tham quan Văn Miếu giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của giáo dục và ý nghĩa của việc đỗ đạt trong thời phong kiến, từ đó trân trọng những giá trị của văn hóa dân tộc. Văn Miếu còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động giáo dục di sản, góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ về việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.