Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích, đánh giá bài thơ Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

phân tích,đánh giá bài thơ đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một trong những tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945, thể hiện cái nhìn lãng mạn, đầy chất nhạc và cảm xúc sâu sắc của tác giả về cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người.

### 1. **Bối cảnh sáng tác**

Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Ông gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đời, đặc biệt là căn bệnh phong quái ác, và điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn và cảm xúc của ông. "Đây thôn Vĩ Dạ" được viết trong thời kỳ ông phải sống trong nỗi cô đơn, bệnh tật, nhưng vẫn tràn đầy tình yêu cuộc sống và thiên nhiên.

### 2. **Nội dung và nghệ thuật**

#### a. **Nội dung**

Bài thơ nói về cảm xúc của tác giả khi nhớ về thôn Vĩ Dạ, một vùng đất nằm bên dòng Hương giang. Những hình ảnh của thiên nhiên nơi đây được Hàn Mặc Tử miêu tả với nét trữ tình, giàu tính tưởng tượng. Ngày hè ở thôn Vĩ được khắc họa qua hình ảnh "mặt trời", "hoa", "trăng" và không khí êm đềm, thanh bình.

- **Tâm trạng hoài niệm và tình yêu cuộc sống:** Tác giả nhớ về những kỷ niệm đẹp của nơi ấy, thể hiện tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên và con người nơi thôn Vĩ.
- **Nỗi cô đơn và khát khao:** Một cảm nhận sâu sắc về nỗi cô đơn trong tâm hồn, cùng với khát khao về tình yêu và cuộc sống.

#### b. **Nghệ thuật**

Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo như điển tích, hình ảnh ẩn dụ, so sánh, và từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- **Hình ảnh thiên nhiên:** Những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên miền Trung, như "cánh hoa", "mặt trời" hay "dòng nước", được ví von một cách sống động, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ.
- **Thể thơ tự do:** Sử dụng thể thơ tự do đã giúp Hàn Mặc Tử tự do thể hiện cảm xúc mà không bị ràng buộc bởi quy tắc hình thức.

### 3. **Đánh giá chung**

"Đây thôn Vĩ Dạ" không chỉ là một bài thơ về cảnh sắc thiên nhiên mà còn là tiếng lòng sâu sắc của một thi sĩ đang phải chống chọi với bệnh tật. Qua bài thơ, Hàn Mặc Tử đã thể hiện sự giao thoa giữa cái đẹp của thiên nhiên và nỗi đau của con người. Cách thể hiện tâm trạng và cảm xúc trong thơ Hàn Mặc Tử có chiều sâu, phong phú và đầy sức gợi.

### 4. **Kết luận**

Bài thơ là một tác phẩm mang đậm dấu ấn của Hàn Mặc Tử, không chỉ về mặt nội dung mà còn về nghệ thuật. Tác phẩm đã góp phần định hình phong cách thơ ca lãng mạn, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên và khát khao cuộc sống của tác giả. "Đây thôn Vĩ Dạ" xứng đáng là một trong những viên ngọc quý của nền thơ ca Việt Nam.
1
0
Little Wolf
10/11 19:15:00
+5đ tặng

Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới. Bài thơ lần đầu in trong tập “Nắng xuân” (1937). Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài năng, quãng đời sống và sáng tác của ông là rất ngắn ngủi (1912 – 1940). Cuộc đời của Hàn Mặc Tử cũng phát triển không bình thường: ông phải chịu đựng những đớn đau giày vò của bệnh tật và sống trong trạng thái cô đơn giữa cuộc đời.

      Hàn Mặc Tử là một người đa tình, ông khơi nguồn cho thơ từ nhiều nguồn cảm xúc: lòng tin nơi Đức chúa Trời mà tác giả có lúc tự nhận mình là “Thi sĩ của đội quân Thánh giá” với bao lời cầu nguyện vẻ đẹp của quê hương, một tình yêu than thiết với nhiều cái tên đẹp: Ngọc Sương, Mộng Cầm, Thương Thương, Hoàng Cúc… “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử được sáng tạo nên từ hai nguồn cảm hứng – cảnh đẹp của Vĩ Dạ mà có lần Bích Khê đã viết:

“Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn

Biếc che cần trúc không buồn mà say”.

      Thiên nhiên đẹp, làng quê đất đai trù phú tạo cho tác giả tình yêu cuộc sống, yêu con người. Nguồn mạch thứ hai là tấm lòng yêu mến, tình yêu nửa thực, nửa hư như một mong ước muốn được bày tỏ. Nhà thơ Quách Tấn cho biết Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu ảnh có phong cảnh xứ Huế và dòng Hương có con đò, bóng tre cần trúc hai bên bờ. Tấm ảnh cũng gợi cho Hàn Mặc Tử những tình cảm, xúc động để từ đó tạo nên cảm hứng trong thơ.

      Nhà nghiên cứu Văn Tâm lại nói thêm: “Khoảng năm 1937, nghe tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc đã gửi vô Quy Nhơn cho Hàn Mặc Tử một tấm hình chụp hồi còn mặc áo dài trắng trường Đồng Khánh có kèm lời thăm hỏi sức khỏe và trách Hàn Mặc Tử sao lâu nay không ra thăm Vĩ Dạ?” Và đó là nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời của “Đây thôn Vĩ Dạ”.

      Câu thơ mở đầu như một lời chào mời, một lời thăm hỏi hay một lời trách móc, dường như tất cả đều có và ẩn ý trong lời thơ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

      Thôn Vĩ Dạ bên bờ sông Hương là một làng quê đẹp, có nhiều khu vườn xanh tươi, buổi sáng khi mặt trời mọc, khung cảnh thiên nhiên rất gợi cảm, ánh nắng ban mai và vườn cây tươi tốt dễ tạo nên những tình cảm gắn bó và thiết tha với cuộc sống. Ở đây tác giả miêu tả những hàng cau thân vút cao trong buổi bình minh gợi một cái gì khỏe khoắn của thiên nhiên:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.

      Hàng cau còn gợi lên không khí của làng quê như đã có từ lâu đời. Nhà thơ Vũ Quần Phương cũng nhận xét : “Cái “nắng hàng cau nắng mới lên” sao lại gợi một nỗi niềm làng mạc quê hương đến thế.”

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.

      Chữ “mướt” ở đây được dùng rất khéo, nói lên cái tốt tươi của sự sống trong khu vườn, nói “mướt” là nói đến trạng thái mượt mà, mềm dịu đang độ phát triển tơ non. Màu “xanh như ngọc” là màu xanh như được lọc qua ánh sáng rất đẹp và gợi cảm. Đó là màu xanh được miêu tả ban mai hoặc khi bầu trời đang bừng sáng thì mới có một màu xanh như ngọc. Có thể so sánh với nhiều từ ngữ khác nhau, những trạng thái, sắc thái của màu xanh: xanh lơ, xanh lục, xanh nõn, xanh thẳm, xanh biếc…Vườn cây vừa chiếm lĩnh chiều cao của không gian với những hàng cau cao vút và bề rộng với cây xanh tươi tốt. Trong những vườn đó ẩn hiện những khuôn mặt phúc hậu:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

      Ở đây tác giả miêu tả quan hệ giữa người và cảnh như hài hòa, phù hợp và gắn bó với nhau.Tuy chỉ là những nét thấp thoáng nhưng cũng gợi lên được ấn tượng về những con người chân chất ở vùng quê, những người lao động trung thực với khuôn mặt chữ điền. Nhìn chung, trong khổ một tác giả đã miêu tả được vẻ đẹp của vùng quê xứ Huế, đất đai trù phú, cây cối xanh tươi, một vẻ đẹp của làng quê thịnh vượng đã có từ lâu đời; về phía chủ quan là tình cảm mến yêu cuộc sống.

      Ngoài lòng yêu đời có thể còn là những tình cảm riêng gắn bó với mảnh đất, với người thân quen. Khổ một của bài thơ như gây ấn tượng về sự hiện diện của nhà thơ trong cách miêu tả làng quê đẹp bên bờ sông Hương. Tuy nhiên, đọc kĩ cả bài thơ thì tất cả trôi trên dòng tâm tưởng của một tình cảm thiết tha và dè dặt của một nỗi nhớ thương như nén lại trong cảnh ngộ riêng của mình.

      “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ mà tứ thơ vận động theo cảm xúc ở bên trong rồi bộc lộ qua những hình ảnh phù hợp bên ngoài. Cũng vì thế mà tứ thơ path triển không theo một dòng chảy liên tục và có lúc như gián cách, như bất ngờ xuất hiện những ý tứ và hình ảnh mới. Đất Huế không chỉ có một vẻ đẹp mà thiên nhiên có nhiều sắc thái, khung cảnh có vui, có buồn và tấm lòng của tác giả với những thiết tha nhớ mong về nơi ấy và về con người ấy nên tránh sao khỏi buồn. Tác giả lại miêu tả một bức tranh thiên nhiên khác gợi buồn gợi nhớ:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.

      Dòng nước trôi nhẹ, ngọn gió hiu hiu thổi, những cánh hoa bắp lay lay, nỗi buồn nhẹ nhưng không kém phần da diết, đây là một khung cảnh thiên nhiên có thực nhưng đồng thời cũng phản ảnh tâm trạng của chính tác giả. Tình cảm buồn xuất phát từ nhiều lý do, nỗi bâng khuâng trước một miền đất lạ, nhiều mơ ước, nhiều dè dặt, những thoáng nghi ngờ.

      Nói đến Huế, các nhà thơ đều đặc biệt quan tâm đến dòng sông Hương với vẻ đẹp đặc biệt của một dòng sông nước trong chảy lững lờ giữa thành phố. Các nhà thơ Nam Trân, Tố Hữu đều có nhiều bài thơ đẹp viết về sông Hương, như câu thơ rất chân tình của Tố Hữu:

“Hương Giang ơi, dòng sông êm

Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình”.

      Với Tố Hữu, đó là dòng sông tuổi thơ, dòng sông quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn tác giả. Còn với Hàn Mặc Tử đây là dòng sông thơ mộng như thực như hư, nhất là trong đêm trăng, đó là một dòng sông trăng. Không gian ngời ngợi ánh trăng, con thuyền cũng đầy trăng và ghé nhiều bến trăng. Hàn Mặc Tử là nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của trăng với nhiều sắc thái lạ:

“Không gian đắm đuối toàn trăng cả

Tôi cũng trăng và nàng cũng trăng”.

      Tác giả đã nhân cách hóa vầng trăng theo con mắt đa tình:

“Mới lớn lên trăng đã thẹn thò

Thơm như tình ái của ni cỏ

Trang nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi”.

      Trong bài thơ, dòng sông Hương được miêu tả rất thơ mộng như một dòng sông trăng và con thuyền cũng trở đầy trăng và cập bến như vừa xác định vừa mơ hồ. Cảm xúc với Huế là những cảm xúc đẹp.

      Ở khổ thơ cuối tác giả bộc lộ tâm trạng:

“Mơ khách đường xa, khách đường

Áo em trắng quá nhìn không ra”.

      Phải chăng khách đường xa nhớ đến miền đất thân yêu này để tìm lại một hình ảnh, một kỉ niệm như đã có ở trong đời hay đúng hơn chỉ một niềm mong ước? Tất cả như thực như hư; hình ảnh áo trắng của người con gái là hình ảnh đẹp gợi lên sự trong trắng, thanh khiết mà một số nhà Thơ Mới thường dùng. Câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” đã được dùng trong thơ xưa để nói lên cái hư ảo của kiếp người: “Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”.

      Hàn Mặc Tử nói đến hình ảnh “mờ nhân ảnh” là chân thực vì hình ảnh của một người thân yêu nào đó còn mờ ảo, như thực, như hư. Đó là một tình cảm lãng mạn, một bóng dáng xa xôi, một ước mơ đẹp. Cũng vì thế mà trong lòng tác giả nảy sinh một câu hỏi rất thực mà cũng có tính chất văn chương của nghệ thuật tu từ:

Ai biết tình ai có đậm đà?

      “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ hay, thiên nhiên đẹp và tình người với những mơ ước, những dè dặt, tình đời như nửa thực nửa hư. Bài thơ bộc lộ tấm lòng của tác giả, một nhà thơ mang theo nhiều nỗi niềm mơ ước và cũng hiểu rõ giới hạn mà mình có thể tìm đến với cuộc đời. Nhà phê bình Lê Đình Kỵ nhận xét: “Hai bài thơ được thừa nhận rộng rãi đến thành cổ điển của Hàn Mặc Tử: Mùa xuân chín và Đây thôn Vĩ Dạ không xa lạ với những trình tự quê hương và vào loại trong sáng nhất của Thơ Mới”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Hải Đăng
10/11 19:15:49

Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu và nỗi cô đơn sâu sắc của tác giả.

1. Nội dung

Bài thơ mở ra một không gian thôn quê yên bình, thơ mộng với những hình ảnh quen thuộc của xứ Huế, như "nắng hàng cau", "tím bầu trời", nhưng đồng thời cũng phản ánh tâm trạng buồn bã, cô đơn của Hàn Mặc Tử khi đang sống trong sự đau đớn của bệnh tật. Tác giả bày tỏ sự khát khao được quay về với thiên nhiên, với cuộc sống bình yên, nhưng cũng đầy ẩn ức về một tình yêu không thể thành.

2. Nghệ thuật
  • Hình ảnh thiên nhiên: Các hình ảnh như "nắng hàng cau", "tím bầu trời", "lá trúc che nghiêng chiều xuân" thể hiện vẻ đẹp thanh thoát, mơ màng, đồng thời gợi lên cảm giác buồn man mác.
  • Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong sáng, mượt mà, đầy cảm xúc, thể hiện tâm hồn lãng mạn, da diết của tác giả.
  • Cảm xúc đối thoại: Câu hỏi "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" như một lời nhắn nhủ, một khát khao được gặp gỡ, chia sẻ.
3. Đánh giá

Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên của thôn Vĩ và những khát khao, nỗi niềm sâu kín của tác giả. Qua đó, Hàn Mặc Tử đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn mang đầy cảm xúc, làm nổi bật sự mâu thuẫn trong lòng người. Đây là một trong những bài thơ nổi bật trong nền thơ lãng mạn Việt Nam, thể hiện tài năng và phong cách riêng biệt của Hàn Mặc Tử.

Đặng Hải Đăng
chấm điểm được ko cậu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×