Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Anh hùng lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước, nuôi chí phục thù ở tỉnh Hà Tĩnh. Sống trong cảnh "nước mất nhà tan", gia đình Lý Tự Trọng phải phiêu bạt nơi đất khách. Từ nhỏ Lý Tự Trọng đã chăm chỉ, ham học hỏi, thấu thiểu được những khổ cực mà nhân dân ta đã chịu dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
Lên mười tuổi, anh được Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Trung Quốc đưa sang Quảng Châu học. Từ đây Lý Tự Trọng đã được giao nhiệm vụ làm liên lạc, giúp việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu. Anh đã góp phần tích cực vào việc lien lạc giữa tổng bộ và cán bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đang hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng.
Năm 1929 Lý Tự Trọng về nước và hăng hái hoạt động, đi sâu vào tận công xưởng, trường học, vận động công nhân, thanh niên và học sinh tham gia phong trào yêu nước. Bên cạnh công tác quần chúng, anh còn làm một số việc khác như phiên dịch , giao liên...
Sau khi thành lập Đảng năm 1930, cao trào cách mạng dâng cao dấy lên mạnh mẽ trên toàn quốc, biểu dương tinh thần quật khởi, ý chí bất khuất, bản lĩnh cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phát động phong trào quần chúng, xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương tổ chức cuộc mít tinh kỉ niệm, đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia đặc biệt là công nhân lao động, thanh niên và học sinh. Để bảo vệ đồng chí diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên địch, sau đó anh bị bắt, giam cầm và bị tra tấn dã man, nhưng kẻ thù không khuất phục được dũng khí cách mạng của anh.
Ngày 18/4/1931 Lý Tự Trọng bị đưa ra xét xử, anh bị kết án tử hình. Tại phiên toà anh đã lên án kẻ thù xâm lược, biểu thị dũng khí đấu tranh, luật sư bào chữa cho anh nói: "bị can chưa đến tuổi thành niên, nên hoạt động không có suy nghĩ", anh đã đứng dậy và nói: "Tôi hành động phông phải không có suy nghĩ. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường của cách mạng, không thể có con đường nào khác".
Để tránh dư luận, địch đã giết anh trong im lặng nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường của anh luôn sống mãi. Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng hát bài Quốc tế ca bằng câu mở đầu đầy khí phách, vang lên dưới vòm trời Tổ quốc và lắng đọng vào lòng những người đang sống: "vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian..." và tiếng hô vang "đả đảo thực dân Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm" đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo nàn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp.
Câu nói "con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng" đã trở thành câu nói truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Anh ra đi khi tuổi đời còn trẻ nhưng lí tưởng và lòng kiên cường bất khuất của anh luôn sáng ngời soi bước cho lớp thanh niên Việt Nam giữ vững niềm tin, bản lĩnh, tích cực góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |