LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ " Cảnh khuya"

Phân tích bài thơ cảnh khuya (có điểm sáng tạo trong  bài văn) 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
43
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác. Viết trong những năm tháng kháng chiến, bài thơ không chỉ phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cảm xúc và suy tư của con người về cuộc sống, quê hương.

### 1. Tìm hiểu chung về bài thơ

**Bố cục**: Bài thơ được chia thành hai phần:
- Phần 1: Miêu tả cảnh thiên nhiên hoang sơ, tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc vào ban đêm.
- Phần 2: Suy tư về con người và cuộc sống, thể hiện tâm trạng và tình cảm của tác giả.

### 2. Phân tích nội dung

**Cảnh thiên nhiên**: Mở đầu bài thơ, Bác đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên thật tĩnh lặng và huyền ảo. Hình ảnh "trăng" xuất hiện với sự ánh sáng dịu dàng, phản chiếu trên mặt nước, tạo ra một không gian thanh bình, trong trẻo. Cảnh vật dường như được hòa quyện trong ánh sáng của trăng, tạo nên cảm giác yên ả nhưng cũng đầy lãng mạn.

- **Hình ảnh thơ**: Ánh trăng được ví như "ngọc", gợi lên vẻ đẹp tinh khiết và quý giá. Sự tĩnh lặng của núi rừng được thể hiện qua những âm thanh vang vọng, như tiếng thác đổ và tiếng gió thổi. Tất cả hòa quyện trong một tổng thể sống động nhưng cũng rất tĩnh lặng.

**Tâm trạng tác giả**: Trong không gian đó, Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là quan sát mà còn hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự giao hòa giữa con người và đất trời. Cảm xúc của người chiến sĩ cách mạng được khắc họa sinh động qua tâm trạng bình yên và sự kiên cường trong kháng chiến. Cảnh khuya không chỉ là hình ảnh bên ngoài mà còn là tâm trạng bên trong của Bác, là nơi gửi gắm tình yêu quê hương đất nước, khát vọng hòa bình.

### 3. Tìm kiếm sự sáng tạo

Điểm sáng tạo trong bài thơ "Cảnh khuya" không chỉ nằm ở việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên mà còn ở cách thể hiện cái “tôi” trữ tình. Bác đã khéo léo kết hợp giữa miêu tả cảnh vật và suy tư nội tâm, để độc giả không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hiểu được tâm hồn rộng lớn của một người chiến sĩ, một nhà thơ.

- **Ngôn ngữ và hình ảnh**: Hồ Chí Minh sử dụng những từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, tạo ra những hình ảnh mới mẻ và gần gũi với cuộc sống. Như vậy, bức tranh thiên nhiên vừa mang nét độc đáo của vùng núi rừng vừa chứa đựng những triết lý sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước.

### 4. Kết luận

Bài thơ "Cảnh khuya" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng ta thấy rõ hơn tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, và tâm huyết với dân tộc của một người lãnh đạo, một nhà thơ lớn. Tác phẩm không chỉ là một bức tranh đẹp về thiên nhiên mà còn là một lời nhắc nhở về tinh thần kiên cường và khát vọng hòa bình.
1
0
Little Wolf
14/11 21:14:53
+5đ tặng

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân dân mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đi để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói đến Bác ta không thể nói đến tác phẩm “Cảnh Khuya” bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi chúng ta bước sang cuộc chiến đấu chống thực dân pháp tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là phong thái ung dung lạc quan của Bác tự dành cho mình những phút giây thong thả ung dung để hòa mình với thiên nhiên với cảnh vật khiến cho ta cảm thấy thật ngưỡng mộ tâm hồn thanh cao ấy.

Giữa khung cảnh đất trời núi rừng hoang sơ nơi đây điều đầu tiên Bác cảm nhận được chính là: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đọc câu thơ của Bác thật tài tình trong lối so sánh của mình. Tiếng suối được cảm nhận bằng thính giác nhưng điều đặc biệt ở đây là suối ấy lại trong như tiếng hát. Có lẽ do người không nhìn được rõ không nếm thử được nên người ta lại cảm nhận được độ trong trẻo ngọt ngào của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho những vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. Giữa rừng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo ấy của người đang hát. Tiếng hát ở trong thơ được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối, cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình biết bao. Âm thanh của tiếng người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiếng suối.

Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà trở nên sôi động trẻ trung và khiến cho cảnh rừng yên lắng cũng trở nên sôi động. Câu thơ đã cho ta thấy được tính nhân văn thường thấy rằng thơ Bác cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là Bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm say. Bác ngước vầng trăng và một cảnh đẹp tuyệt vời hiện ra trước mắt: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đến từ lồng ta nghĩ ngay đến hai vật nào đó lồng vào nhau như đan vào nhau để thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên. Cảnh vật lúc này được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động, các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng, tối tăng bậc cao thấp lung linh chập chờn huyền ảo, sống đậm mà ấm áp.

Trăng - cây cổ thụ - hoa ba vật thể khác nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài ôm ấp nâng đỡ, soi sáng tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ sống động và có hồn. Điệp từ lồng được tác giả nhắc đi nhắc lại hai lần thật tài tình và hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này cảnh vật có ánh sáng và có âm thanh trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ và huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp. Câu thơ vẽ nên một bức tranh ba tầng với mảng đen trắng lồng gắn vào nhau. Có lẽ bởi tâm hồn Bác quen nhìn các sự vật trong mối quan hệ giữa tự nhiên và biện chứng nên Bác mới có thể phát hiện ra những vẻ đẹp rất tự nhiên của chúng mà rất nhiều người không nắm bắt được những hình ảnh đó.

Nếu như ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ đàn trằn trọc không ngủ được:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ cho chúng ta hiểu rõ thêm được tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác nhưng cũng chính thiên nhiên lại khiến cho tâm hồn ấy trằn trọc chẳng thế nào ngủ được vì thiên nhiên mà nỗi lo cho đất nước càng dâng cao khiến cho vị lãnh tụ không thể nào chợp mắt. Giữa vầng trăng sáng vằng vặc giữa cảnh khuya trong trẻo có một người đang thao thức không yên Người hòa mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ca ngợi thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng ngày Bác phải suy tư. Từ đây ta thấy bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con được sống tự do hạnh phúc.

Bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn và gian khổ. nhưng ở trong thơ ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên vẫn ung dung làm việc vẫn chưa chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những ưu ái không vì việc quân bận rộn mà hờ hững từ chối vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam là dẫn chứng chứng minh cho phong cảnh tuyệt vời của người nghệ sĩ-chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư