Lập bảng phân biệt ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngôn ngữ trang trọng | Ngôn ngữ thân mật | |
Khái niệm | Là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. | Là loại ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức; thể hiện thái độ, tình cảm thân mật với người thân, bạn bè;... |
Phạm vi giao tiếp | Xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình hợp đồng, báo cáo,...) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn,..) | Xuất hiện ở cả dạng nói (các cuộc đối thoại trong sinh hoạt hằng ngày) và dạng viết (thư; tin nhắn gửi cho người thân, bạn bè; nhật kí;...) |
Đặc điểm | - Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,...; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;... - Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. | - Thường sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ địa phương, trợ từ, thán từ,... - Thường sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn, câu chứa các thành phần tình thái (hình như, có lẽ,...), thành phần cảm thán (á, ôi, chao ôi,...), thành phần gọi đáp (Lan ơi, thưa cô, vâng, dạ,...) |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |