a, Vì ABCD là hình chữ nhật nên góc A = góc B = góc C = góc D = 90 độ.
AE và BE lần lượt là tia phân giác của góc A và góc B nên: Góc EAB = góc ABE = 90/2 = 45 độ.
Vậy tam giác AEB có hai góc bằng 45 độ nên là tam giác vuông cân tại E.
b, Ta có: góc ADG + góc GAD + góc AGD = 180 độ (Theo định lí tổng 3 góc trong tam giác)
Suy ra: góc AGD = 180 độ - 45 độ - 45 độ (Mà góc ADG = 45 độ (vì DG là tia phân giác góc ADC), góc GAD = 45 độ (vì AG là tia phân giác góc DAB)
Suy ra: góc AGD = 90 độ.
Tương tự: góc BCH + góc CHB + góc HCB = 180 (Theo định lý tổng 3 góc trong tam giác)
Suy ra: góc BHC = 90 độ
Xét tứ giác GFHE, ta có góc FGH = góc FHE = góc EHG = 90 độ.
Suy ra Tứ giác GFHE là hình chữ nhật.
Mà góc FGH = góc ADC = 45 độ (so le trong) nên GH // CD.
c, Xét tam giác FGD và tam giác CHE:
FG = EH (do GFHE là hình chữ nhật)
Góc FGD = góc CHE = 90 độ
GD = HC (do ABCD là hình chữ nhật và tính chất đường phân giác)
Suy ra Tam giác FGD = tam giác CHE (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Do đó: FD = EC (2 cạnh tương ứng)