Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt động:

Câu 1. Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt động

A. buôn bán và truyền giáo. B. đầu tư phát triển kinh tế.

C. mở rộng giao lưu văn hóa. D. xây dựng cơ sở hạ tầng.

Câu 2. Các nước thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối  cảnh phần lớn các nước ở đây

A. có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. có tình hình hình chính trị, xã hội ổn định

C. chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng.

Câu 3. Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân phương Tây nào xâm lược và thống  trị ?

A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha.

Câu 4. Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan tiến hành xâm lược quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á?

A. Miến Điện.           B. In-đô-nê-xi-a.        C. Xin-ga-po.       D.Cam-pu-chia.

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đã trở thành thuộc địa của thực dân

A. Anh               B. Pháp               C. Tây Ban Nha            D. Bồ Đào Nha

Câu 6. Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành

A. các nước dân chủ cộng hòa độc lập                          B. thuộc địa của thực dân phương Tây.

C. trung tâm hàng hải lớn trên thế giới.                         D. các quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ

Câu 7. Sự kiện nào sau đây đã mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam Á?

A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a)

B. Tây Ban Nha xâm lược và thống trị Phi – lip – pin

C. Thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng (Việt Nam)

D. Hà Lan xâm lược In – đô – nê – xi – a

Câu 8. Một trong những chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là

A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên.                       B. đưa quân đội trực tiếp cai trị.      

C. tập trung phát triển công nghiệp nặng.          D. truyền bá và áp đặt Thiên chúa giáo

Câu 9. Một trong những chính sách cai trị về văn hóa, xã hội của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là

A. thực hiện chính sách chia để trị             B. cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

C. thực hiện chính sách ngu dân.               D. xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 10. Tiếp sau các cuộc phát kiến địa lý, tư bản phương Tây có hoạt động nào sau đây ở Đông Nam Á?

A. Xâm nhập thị trường và xâm lược thuộc địa            B. Đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp

C. Chỉ tập trung vào truyền bá Thiên chúa giáo            D. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp

Câu 11. Công cuộc cải cách toàn diện ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX chủ yếu được tiến hành dưới thời trị vì của vua

A. Rama V. B. Nô -rô - đôm. C. Minh Trị  . D. Quang Tự.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bổi cảnh lịch sử của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX?

A. Đất nước phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

C. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển thịnh đạt.

D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra liên tiếp.

Câu 13. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây  về mặt văn hóa – giáo dục?

A. Xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại        B. Thành lập các trường đại học hiện dại

C. Xóa bỏ chế lao dịch và nô lệ vì nợ              D. Phát triển nông nghiệp và giảm thuế

Câu 14. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây  về mặt kinh tế?

A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông

B. Công bố chương trình giáo dục quốc gia đầu tiên ở Xiêm

C. Cắt nhượng một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm.

D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại

Câu 15. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây  về mặt chính trị?

A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông

B. Công bố chương trình giáo dục quốc gia đầu tiên ở Xiêm

C. Cắt nhượng một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm.

D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại

Câu 16. Nhận thức được mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, từ nửa sau thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã có hoạt động nào sau đây?

A. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước theo hướng hiện đại

B. Mở lớp dạy tiếng Anh và tiếng Pháp cho quan lại theo học

C. Mua các phát minh của nước ngoài ứng dụng vào sản xuất

D. Cắt một phần đất đai cho Anh và Pháp để đổi lấy hòa bình

Câu 17. Nội dung nào sau đây là thủ đoạn cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?

A. Vơ vét của cải, bóc lột về kinh tế                  không phải B. Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học

C. Thi hành chính sách “chia để trị”                  D. Xây dựng hạ tầng phục vụ người bản địa

Câu 18. Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVI?

A. Buôn bán.          B. Truyền đạo.      C. Cải cách.          D. Chiến tranh xâm lược.

Câu 19. Trong quá trình thống trị hơn 3 thế kỉ ở Phi -lip – pin, thực dân Tây Ban Nha đã

A. Áp đặt và mở rộng Hồi giáo                  B. Xây dựng nhiều trường đại học hiện đại

C. Áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo       D. Phát triển văn hóa truyền thống Philippin

Câu 20. Những cải cách của triều đình Xiêm cuối thế kỉ XIX được tiến hành theo mô hình của

A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. phương Tây. D. Ấn Độ.

Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?

A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh

B. Giúp Xiêm trở thành đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á.

C. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa

D. Giúp Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

Câu 22. Vùng đất đầu tiên ở Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược là

A. bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng (Việt Nam)                     B. Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a)

C. Tiểu quốc Hồi giáo Kê – đa (In – đô – nê – xi – a)     D. Thương cảng Xin – ga – po

Câu 23. “Chúng lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”

                     (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, trang 2,3)

Đoạn tư liệu trên phản ánh chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực nào?

A. Văn hóa B. Tôn giáo C. Kinh tế D. Chính trị

Câu 24. Chính sách bóc lột của các nước thực dân phương Tây đã làm cho kinh tế các nước Đông Nam Á

A. lạc hậu.            B. phát triển.          C. hội nhập quốc tế. D. khủng hoảng thừa.

Câu 25: Một trong những cơ hội thuận lợi để các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á (thế kỉ XVI- XIX) là các quốc gia phong kiến ở đây

A. giàu tài nguyên. B. suy yếu, khủng hoảng.

C. có vị trí chiến lược. D. vừa mới hình thành.

Câu 26: Hầu hết người dân thuộc địa các nước Đông Nam Á đều mù chữ. Ở Mã Lai, năm 1931 chỉ có 8,5% dân số biết chữ; ở Việt Nam, năm 1926 chỉ có khoảng 6% trẻ em ở độ tuổi đi học được tới trường, hơn 90% dân số không biết chữ.

                      (SGK Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thúc với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.33)

Thực trạng trên là hệ quả trực tiếp của chính sách nào sau đây của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

A. Ngu dân           B. Tăng thuế          C. Độc chiếm thị trường         D. Chia để trị

Câu 27: Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của

A. Mỹ.                  B. Tây Ban Nha.              C. Bồ Đào Nha.            D. Pháp.

Câu 28: Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào sau đây?

A. chia để trị.           B. tăng thuế.           C. đồng hóa văn hóa.           D. tập trung khai mỏ.

Câu 29: Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á

A. Bồ Đào Nha.          B. Tây Ban Nha.             C. Anh.               D. Pháp.

Câu 30: Trong chính sách cai trị về văn hóa - giáo dục ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã 

A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.

B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.

C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.

D. xây dựng nhiều trường đại học có quy mô lớn

Câu 31: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của

A. thực dân phương Tây.           B. phong kiến Trung Quốc.

C. quân phiệt Nhật Bản.             D. đế quốc Mông Cổ.

Câu 32: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì một trong những lí do nào sau đây?

A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo.                      

B. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế.                   

C. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ.                       

D. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm.    

Câu 33. Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã

A. duy trì thế lực phong kiến địa phương.         B. thiết lập chế độ độc tài quân sự

C. xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.              D. đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền.

                 

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp… Vì vậy, cao su, cà phê, chè, lúa gạo là những sản vật đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm”

(Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr.337)

a. Đoạn trích cung cấp thông tin về chính sách khai thác, bóc lột của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á.

b. Trong công nghiệp, thực dân phương Tây tìm cách vơ vét, bòn rút các nước Đông Nam Á thông qua việc cướp ruộng đất lập đồn điền.

c. Những sản vật được coi là thế mạnh của các nước Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý đầu tư khai thác sớm để thu lợi nhuận cao.

d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không phải là điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

Câu 35: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

…Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 – 2)

a. Đoạn trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam.

b. Những tội ác của chính quyền thực dân đối với nhân dân ta được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

c. Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị”

d. …“ràng buộc dư luận”, “chính sách ngu dân”, “dùng thuốc phiện, rượu cồn” là những chính sách và tội ác của chính quyền thực dân trên lĩnh vực chính trị.

Câu 36: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tại Bảo tàng hàng hải ở Ma – lắc –  ca (Ma – lai – xi – a), mô hình con tài Phlo đơ Ma của Bồ Đào Nha bị đắm ở Ma – lắc – ca thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Đây là một trong số những con tàu thuộc hạm thuyền hùng mạnh của thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Vương quốc Ma – lắc – ca, cũng là một thương cảng sầm uất ở Đông Nam Á vào năm 1511. Sự kiện này đã mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dào nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

                                           (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.29)

a. Đoạn trích tập trung phản ánh sự phát triển của du lịch tại thành phố biển Ma – lắc –  ca

b. Bồ Đào Nha là nước thực dân phương Tây đầu tiên xâm lược khu vực Đông Nam Á

c. Thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XV

d. Một trong những nguyên nhân khiến Bồ Đào Nha xâm lược Ma – lắc –  ca vì đây là một hải cảng sầm uất ở biển Đông

Câu 37: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.”

                   (Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233-234)

a. Đoạn trích tóm tắt quá trình thực dân Anh xâm lược một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

b. “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau….” là biểu hiện rõ nét của chính sách “chia để trị”

c. Chính quyền thực dân chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau nhằm mục đích chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ở các nước thuộc địa

d. “Chia để trị” là chính sách cai trị độc đáo, khác biệt của thực dân Anh so với các nước thực dân khác trong quá trình cai trị Đông Nam Á.

Câu 38: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Thế kỉ XVI, các mặt hàng hương liệu như tiêu, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, trầm hương,…của Đông Nam Á có sức hút mạnh mẽ đối với châu Âu. Bồ Đào Nha là cường quốc đầu tiên chinh phục quốc gia Hồi giáo Ma – lắc – ca (năm 1511). Nhanh chóng, người Hà Lan chiếm Ma – lắc – ca từ tay người Bồ Đào Nha (năm 1641), thiết lập thành phố Ba – ta – vi – a thông qua công ty Đông Ấn; Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hóa Phi – lip – pin từ năm 1542; công ty Đông Ấn Anh chiếm Xin – ga – po, làm cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với người Hà Lan”.

                                  (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.30)

a. Đoạn trích phản ánh quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á lục địa từ thế kỉ XVI

b. Phi – lip – pin bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược từ giữa thế kỉ XVI

c. Quốc gia Hồi giáo Ma – lắc – ca từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và Hà Lan

d. Đông Nam Á là khu vực có nguồn hương liệu phong phú, có giá trị cao nên đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây

Câu 39: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Công cuộc xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong khoảng gần bốn thế kỉ. Từ thế kỉ XVI, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, từ xâm nhập thị trường đến các cuộc chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Đến đầu thế kỉ XX, các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, trừ Vương quốc Xiêm giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp

a. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á diễn ra trong thời gian dài, từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

b. Chiến tranh xâm lược là hình thức duy nhất các nước thực dân phương Tây sử dụng để xâm lược Đông Nam Á

c. Đến đầu thế kỉ XX, Xiêm là quốc gia duy nhất khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập hoàn toàn trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây

d. Trong quá trình xâm lược Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau.

Câu 40: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Từ năm 1892, Ra – ma V tiến hành cuộc cải cách hành chính. Sau khi cử nhiều đoàn đi nghiên cứu thể chế của một số nước châu Âu, giai cấp thống trị Xiêm coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của đế quốc Đức là phù hợp với tình hình Xiêm. Vua vẫn là người có quyền lực tối cao trong toàn quốc. Bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng Chính phủ gồm 12 bộ trưởng”

                              (Vũ Dương Ninh, Lịch sử Vương quốc Thái Lan, NXB Giáo dục, 1994, tr.92)

a. Đoạn trích cung cấp thông tin về cải cách của vua Ra – ma V trên tất cả mọi lĩnh vực

b. Cuộc cải cách hành chính của vua Ra – ma V bắt đầu được tiến hành từ cuối thế kỉ XVIII

c. Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến mà Xiêm xây dựng từ cuộc cải cách của vua Ra – ma V là học tập theo mô hình của phương Tây

d. Với cải cách của vua Ra- ma V, Hội đồng nhà nước đóng vai trò lập pháp, còn Hội đồng Chính phủ đóng vai trò hành pháp

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
38
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là đáp án cho các câu hỏi trong bài kiểm tra:

**Câu 1:** A. buôn bán và truyền giáo.
**Câu 2:** D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng.
**Câu 3:** D. Tây Ban Nha.
**Câu 4:** B. In-đô-nê-xi-a.
**Câu 5:** B. Pháp.
**Câu 6:** B. thuộc địa của thực dân phương Tây.
**Câu 7:** A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a).
**Câu 8:** A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
**Câu 9:** C. thực hiện chính sách ngu dân.
**Câu 10:** A. Xâm nhập thị trường và xâm lược thuộc địa.
**Câu 11:** A. Rama V.
**Câu 12:** B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
**Câu 13:** A. Xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại.
**Câu 14:** A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông.
**Câu 15:** D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại.
**Câu 16:** A. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước theo hướng hiện đại.
**Câu 17:** A. Vơ vét của cải, bóc lột về kinh tế.
**Câu 18:** C. Cải cách.
**Câu 19:** C. Áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo.
**Câu 20:** C. phương Tây.
**Câu 21:** A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh.
**Câu 22:** B. Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a).
**Câu 23:** D. Chính trị.
**Câu 24:** A. lạc hậu.
**Câu 25:** B. suy yếu, khủng hoảng.
**Câu 26:** A. Ngu dân.
**Câu 27:** A. Mỹ.
**Câu 28:** A. chia để trị.
**Câu 29:** A. Bồ Đào Nha.
**Câu 30:** A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.
**Câu 31:** A. thực dân phương Tây.
**Câu 32:** A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo.
**Câu 33:** A. duy trì thế lực phong kiến địa phương.

**Phần II: Trắc nghiệm đúng/sai**
**Câu 34:** a. Đúng; b. Đúng; c. Đúng; d. Sai.
**Câu 35:** a. Sai; b. Đúng; c. Đúng; d. Đúng.
**Câu 36:** a. Sai; b. Đúng; c. Đúng; d. Đúng.
**Câu 37:** a. Sai; b. Đúng; c. Đúng; d. Sai.
**Câu 38:** a. Sai; b. Đúng; c. Đúng; d. Đúng.
**Câu 39:** a. Đúng; b. Sai; c. Sai; d. Đúng.
**Câu 40:** a. Sai; b. Sai; c. Đúng; d. Đúng.

Mong rằng những câu trả lời trên sẽ hữu ích cho bạn!
0
0
Quýt
27/11 13:22:38
+5đ tặng

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

  1. A. buôn bán và truyền giáo.
  2. D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng.
  3. D. Tây Ban Nha.
  4. B. In-đô-nê-xi-a.
  5. B. Pháp.
  6. B. thuộc địa của thực dân phương Tây.
  7. A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a)
  8. A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
  9. C. thực hiện chính sách ngu dân.
  10. A. Xâm nhập thị trường và xâm lược thuộc địa
  11. A. Rama V.
  12. B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
  13. B. Thành lập các trường đại học hiện đại
  14. A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông
  15. D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại
  16. A. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước theo hướng hiện đại
  17. A. Vơ vét của cải, bóc lột về kinh tế
  18. C. Cải cách.
  19. C. Áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo
  20. C. phương Tây.
  21. A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh
  22. B. Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a)
  23. D. Chính trị
  24. A. lạc hậu.
  25. B. suy yếu, khủng hoảng.
  26. A. Ngu dân
  27. A. Mỹ.
  28. A. chia để trị.
  29. A. Bồ Đào Nha.
  30. A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.
  31. A. thực dân phương Tây.
  32. A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo.
  33. A. duy trì thế lực phong kiến địa phương.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai

  1. a) Đúng; b) Sai; c) Đúng; d) Sai
  2. a) Sai; b) Đúng; c) Đúng; d) Sai
  3. a) Sai; b) Đúng; c) Đúng; d) Đúng
  4. a) Sai; b) Đúng; c) Đúng; d) Sai
  5. a) Sai; b) Đúng; c) Đúng; d) Đúng
  6. a) Đúng; b) Sai; c) Sai; d) Đúng; e) Sai; f) Đúng; g) Đúng; h) Sai
  7. a) Sai; b) Sai; c) Đúng; d) Sai

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k