Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em biết gì về đất nước Cam-pu-chia? Em biết gì về châu Mĩ?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
320
0
1
❤白猫( shiro neko )❤
14/05/2019 19:56:59
Cam-pu-chia:
– Thuộc khu vực bán đảo Trung Ấn, giáp Việt Nam ở phía đông, đông nam lào ở phía đông bắc; Thái Lan ở phía Bắc và Tây Bắc. Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
– Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha-nuc-vin), đường sông và đường bộ.
– Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Cac-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chơ-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền bắc Việt Nam, mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
– Sông Mê Công, Tông – lê Sáp và biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mở, diện tích rừng còn nhiều .
– Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm nên có điều kiện phát triển trồng trọt. Có biển Hồ, sông Mê Công, tông – lê Sáp vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá. + Khó khăn: Mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
– Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng cao (1,7% năm 2002), mật độ dân số trung bình 67 người/km2 (thế giới 46 người/km2).
– Dân cư Cam-pu-chia chủ yếu là người Khơ-me, chiếm 90% dân số. Ngoài ra còn có người Việt, Hoa. Ngôn ngữ được dùng phổ biến là tiếng Khơ-me. Đa số dân số cư theo đạo Phật (95% dân cư). Tỉ lệ biết chữ khá thấp (35%).
– Chất lượng cuộc sống của người dân cũng còn thấp do bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt mức 280 USD/người (năm 2001).
– Tỉ lệ dân thành thị 16% (năm 2002). Dân cư đô thị tập trung tại một số thành phố lớn như Phnom Pênh (thủ đô), Bat-đom-boong, Công-pông Thông Xiêm Riệp…
– Nhận xét tiềm năng nguồn nhân lực để phát triển đất nước: Cam-pu-chia gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế do thiếu đội ngũ lao động có trình độ, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (gần 80% dân số), trình độ dân trí chưa cao.
– Cam-pu-chia phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong cơ cấu kinh tế năm 2002, nông nghiệp chiếm 37,1%, công nghiệp chiếm 20,5%, dịch vụ chiếm 42,4%.
– Trên cơ sở của tài nguyên sẵn có như Biển Hồ rộng lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ, có quặng man-gan, quặng sắt, vàng, đá vôi, Cam-pu-chia phát triển một số nghành sản xuất như trồng lúa gạo, ngô tại các đồng bằng ven sông, trồng cao su tại các cao nguyên, đánh cá tại biển Hồ, sản xuất xi măng, khai thác một số quặng kim loại màu, phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao su.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
....^_^....
15/06/2019 19:12:09
Cam-pu-chia:
Campuchia có tên chính thức là Vương quốc Campuchia, cũng còn gọi là Cam Bốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp Cambodge). Quốc gia này nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Trước thế kỷ XX, người Việt gọi nước này là Chân Lạp hoặc Cao Miên.
Về tên gọi Chân Lạp hoặc Cao Miên, trong sử Việt xưa, danh từ Chân Lạp được dùng để chỉ nước Campuchia thời hậu Angkor, thời các chúa Nguyễn tại Việt Nam. Nhưng thật ra Chân Lạp, tên nước và người, chỉ tồn tại từ thế kỷ thứ VI và chấm dứt vào thế kỷ thứ IX (802). Kế tiếp thời Chân Lạp là thời Angkor với Triều đại đế quốc Khmer kéo dài đến thế kỷ XV. Danh từ thường được dùng nhiều hơn trong lịch sử thế giới khi gọi người Campuchia hoặc các Triều đại Campuchia hậu Chân Lạp cho đến ngày nay là Khmer (Cao Miên) hơn là Chân Lạp (Chenla). Cao Miên có thể dùng để chỉ đế quốc Khmer nói riêng, hoặc nước / người Campuchia nói chung. Nên có lẽ, nếu cần áp dụng tên gọi một cách chính xác, Chân Lạp chỉ có thể áp dụng vào thời kỳ VI đến thế kỷ IX. Cao Miên mới là danh từ thông dụng để gọi nước / người Campuchia xưa, ít nhất là từ sau thế kỷ IX cho đến thời kỳ Liên bang Đông Dương.
ĐỊA LÝ
Diện tích Campuchia khoảng 181.035 km², nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới; từ vĩ độ 10 đến vĩ độ 15N kinh độ 102 đến 108E. Đất nước có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
1
0
....^_^....
15/06/2019 19:27:09
Châu Mỹ:
Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các chi tiết về việc những người Indien cổ đã di cư đến và tỏa ra khắp châu Mỹ vào khoảng thời gian và bằng tuyến đường nào vẫn còn là chủ đề tranh luận. Các lý thuyết truyền thống cho rằng những người này đã đến châu Mỹ bằng cầu lụa địa Beringia giữa đông Siberi và Alaska ngày nay vào khoảng từ 40.000–17.000 năm trước, khi mực nước biển bị giám xuống đáng kể do ảnh hưởng của kỷ băng hà Đệ Tứ. Những người này được cho là đã đi theo các loài động vật cực to lớn mà nay đã tuyệt chủng theo các hành lang không bị đóng băng kéo dài giữa các phiến băng Laurentide và Cordillera. Và rồi họ tiếp tục đi bộ hoặc sử dụng các tàu thuyền nguyên sơ để di cư từ Tây Bắc Thái Bình Dương (phía tây Bắc Mỹ) đến bờ biển Nam Mỹ. Bằng chứng của sự kiện về sau có được khi mực nước biển dâng lên hàng trăn mét sau kỉ băng hà cuối cùng.
Các nhà khảo cổ cho rằng những người Indien cổ đã di cư ra khỏi Beringia (Đông Alaska), đến một nơi nào đó trong khoảng từ 40.000 đến 16.500 năm trước. Một vài đồng thuận đạt được cho đến nay là những người này có nguồn gốc từ Trung Á, và đã cư trú rộng rãi ở châu Mỹ vào cuối của kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 16.000–13.000 năm trước.
Người Inuit di cư đến phần Bắc Cực của Bắc Mỹ theo một làn sóng di cư khác, và họ đến vào khoảng năm 1000 SCN.Cùng với thời điểm người Inuit di cư đến Bắc Mỹ, những người định cư Viking bắt đầu tới Greenland vào năm 982 và Vindland một thời gian ngắn sau đó,lập nên một khu định cư tại L'Anse aux Meadows, gần điểm cực bắc của Newfoundland. Những người định cư Viking nhanh chóng rời bỏ Vinland, và biến mất khỏi Greenland vào năm 1500.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×