Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu

Đọc đoạn trích:
ĐẤT MỎ
- Nguyễn Khải -
(Lược phần đầu: Gia đình nhỏ ở lối vào mỏ Mông Dương có ba người. Ông bố là thợ hầm lò, đã nghỉ hưu, bị
bệnh suyễn, nói nặng đi lại khó khăn. Bà mẹ làm nghề bán bánh cuốn, anh con trai tên Tùng 26, 27 tuổi, đẹp trai, khỏe
mạnh, làm nghề hầm lò, chưa có vợ. Một chiều cuối thu, người anh con bác dẫn một cô gái đến xin mẹ Tùng cho ở nhờ.
Cô gái tên Lượm xinh đẹp, dịu dàng. Cô đem đến niềm vui cho gia đình. Cô đi chợ, nấu cơm, chăm sóc Tùng thay bà
mẹ. Cô nấu bữa đêm, chờ Tùng về ăn, chăm chú nghe anh kể chuyện, mỉm cười. Nhưng, hình như cô cũng không quan
tâm nhiều tới những vất vả của người thợ mỏ.)
-
Tùng kể xong rồi cười. Cô bạn gái của anh không cười chỉ hỏi:
- Các anh ở mỏ hay đánh bạc lắm à?
- Không đánh bài thì còn biết chơi gì?
- Các anh cũng hay ăn cắp than của nhà nước à?
Tiền lương cuối tháng mới có, có dạo mỏ nợ vài tháng mới trả lương. Nếu không ăn cắp than
lấy đâu tiền hàng ngày mua gạo cho người mua cảm cho lợn.
- Các anh cũng hay đánh vợ nhỉ?
- Thi thoảng thôi, chứ không phải ngày nào cũng đánh.
Lượm lại cười nhưng mặt lạnh tanh, không hỏi gì nữa.
(Lược đoạn: Lượm sống với gia đình Tùng được hơn một tháng mới dám cùng Tùng đi thăm một người bạn của
anh suýt chết cách đó vài ngày. Khi hai người ra về đã gần nửa đêm.)
Đứng trước cổng nhà cả hai đều dừng lại và cứ đứng im lặng bên nhau rất lâu. Rồi Tùng nói
trước, giọng anh hổn hển, đứt quãng như người suyễn:
- Anh thật lòng không muốn xa em, muốn mãi mãi được sống bên em. Chả biết em nghĩ thế nào?
Lượm mím chặt môi, sống mũi và vè mắt cay sè. Cô cũng không muốn xa anh, muốn được sống
mãi mãi với anh. Nhưng... em không thể, anh ơi. Em chưa yêu ai bao giờ nhưng em vẫn không thể yêu
anh, không thể làm vợ anh.
Những ngày sau Lượm dậy từ rất sớm để xay bột, đốt lò và tráng bánh. Rồi cô đội thủng bánh ra
chợ gần trưa mới về. Về nhà lại lao vào nắm than, giặt quần áo, nấu cám lợn và làm cơm chiều. Và
cô vẫn nấu thêm bữa cơm nửa đêm những ngày Tùng đi làm ca 2, ngồi bên anh xới cơm và gắp thức
ăn, vẫn trả lời dịu dàng, ý nhị những câu hỏi của Tùng. Nhưng cô không cười, cũng không nhìn thẳng
vào mắt Tùng bao giờ, khi không thể nói rõ được điều gì đó thì cô nín lặng và thở dài rất nhỏ.
Anh ơi, anh là người đàn ông đẹp nhất và tốt nhất, nhưng em vẫn không muốn ở lại đây, không
muốn mãi mãi phải sống ở đây. Cũng như mãi mãi phải sống ở làng quê thì buồn lắm. Nếu em là vợ
anh chắc sẽ là một cặp vợ chồng rất đẹp đôi em sẽ sinh cho anh vài ba đứa con, sẽ tráng bánh và bán
bánh ở chợ, và đêm đêm ngồi đợi anh về để nấu nước tắm, dọn cơm và rót rượu. Còn anh, ngoài giờ
đi làm và chơi với vợ con anh sẽ đi đánh bài, đánh bi-a và uống bia, đôi lúc cũng đánh vợ giống như
nhiều người, nhưng vẫn là một gia đình hạnh phúc, có phải thế không, nhưng mà buồn lắm. Vì mọi
cái vui cái buồn đều có thể biết trước, giống hệt những người đã đi trước. Và anh về già cũng sẽ bị
hen suyễn, bị thấp khớp như mọi người thợ hầm lò tới tuổi
nghỉ hưu. Vậy thì em muốn gì, chắc là anh
hỏi thể. Chính em cũng không thật rõ em đang muốn gì. Muốn đến một vùng đất mới, sống trong một
hoàn cảnh mới, tự mình phải lựa chọn, phải quyết định, không phụ thuộc vào bất cứ ai, có thể cuộc
sống sẽ tốt hơn mà cũng có thể còn tệ hơn. Với phụ nữ, sự lựa chọn hình như chỉ được có một lần, lần
Trang 1/3
đầu. Lầm lỡ một lần là cả đời phó mặc cho may rủi, cho số phận. Em không hối tiếc đã rời nhà đi đến
đất mỏ. Nhưng em sẽ ân hận suốt đời nếu em bằng lòng ở lại đây mãi mãi. Em đã biết em là ai đâu.
Là một con bé tháo vát và can đảm, dám sống theo ý mình hay chỉ là một con nhóc con nhiều mơ
mộng, cuối cùng vì yếu đuối lại phải ý dựa vào một ai đó, vào một người đàn ông nào đó .
Em phải đi ngay anh Tùng ạ. Nếu em ở lại thêm một tháng nữa thì em sẽ không ra nổi cái nhà
này. Anh đừng trách em nhả, đừng giận em nhá. Rồi anh sẽ quên nhanh em thôi. Rồi em cũng sẽ phải
quên anh, sẽ cố mà quên. Đưa đầu vào cái cạm bẫy êm ái, ngọt ngào của một tổ ấm hạnh phúc đã
được chuẩn bị sẵn là dễ nhắm mắt buông xuôi lắm. Em sợ mọi dự kiến táo bạo sẽ kết thúc quả nhanh
chóng nếu em vì cái nhìn buồn bã, tuyệt vọng của anh mà nấn ná ở lại.
Anh đừng nhìn em nữa nhá. Em xin thề sẽ không nhìn thẳng vào mắt anh một lần nào nữa, sẽ
không nói thêm với anh một lời nào nữa. Và sẽ không bao giờ cho phép mình đi chung với anh trong
đêm như đêm trước.
Thực hiện các yêu cầu:
Tháng 11 năm 1995
(Theo https://nhandan.vn, thứ sáu, ngày 01/07/2005)
Câu 1. Xác định nhân vật trung tâm của truyện ngắn Đất mỏ.
Câu 2. Nêu hiệu quả của hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp được sử dụng trong đoạn văn:
- Anh thật lòng không muốn xa em, muốn mãi mãi được sống bên em. Chả biết em nghĩ thế nào?
Lượm mím chặt môi, sống mũi và vè mắt cay sè. Cô cũng không muốn xa anh, muốn được sống
mãi mãi với anh. Nhưng.., em không thể, anh ơi. Em chưa yêu ai bao giờ nhưng em vẫn không thể yêu
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
61
3
0
off thi cuối kì sẽ ...
01/12/2024 19:25:27
+5đ tặng

 Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống vùng lên, tuy manh động, tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ Cái chết của Chí đáng thương, là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm. Xã hội ấy không có chỗ cho người lầm lạc trở về cuộc sống lương thiện.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Hải Đăng
01/12/2024 19:26:44
+4đ tặng

Câu 1: 

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn "Đất mỏ" là Lượm. Dù câu chuyện có sự xuất hiện của Tùng và các thành viên trong gia đình anh, nhưng câu chuyện tập trung vào nội tâm, sự lựa chọn và quyết định của Lượm. Cô là người có những suy nghĩ, mâu thuẫn và cảm giác mạnh mẽ, quyết định rời xa Tùng dù cô rất yêu anh. Những cảm xúc, suy tư và sự đấu tranh nội tâm của Lượm là yếu tố trung tâm thúc đẩy mạch truyện.

 

Câu 2: 

Đoạn văn:

"Anh thật lòng không muốn xa em, muốn mãi mãi được sống bên em. Chả biết em nghĩ thế nào?
Lượm mím chặt môi, sống mũi và vè mắt cay sè. Cô cũng không muốn xa anh, muốn được sống mãi mãi với anh. Nhưng... em không thể, anh ơi. Em chưa yêu ai bao giờ nhưng em vẫn không thể yêu..."

Hiệu quả của hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp:

  1. Khắc họa nội tâm nhân vật:
    Hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp giúp khắc họa sâu sắc tâm lý và những cảm xúc phức tạp của nhân vật Lượm. Cô vừa có tình cảm với Tùng, vừa cảm thấy ngại ngùng, bất an, lo sợ về tương lai, khiến cho cô không thể yêu anh mặc dù cô cũng muốn sống bên anh. Việc thể hiện trực tiếp suy nghĩ trong đầu Lượm giúp người đọc dễ dàng hiểu được sự đấu tranh nội tâm của cô.

  2. Tạo sự đồng cảm với nhân vật:
    Hình thức này cho phép người đọc "nhập vai" vào cảm xúc của Lượm, cảm nhận sự mâu thuẫn và khó khăn trong quyết định của cô. Khi "mím chặt môi", "sống mũi và vè mắt cay sè", Lượm thể hiện cảm giác xót xa, nghẹn ngào vì tình yêu và quyết định khó khăn của mình. Điều này làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và đồng cảm hơn với nhân vật.

  3. Tăng tính kịch tính và sự căng thẳng:
    Hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp còn tạo ra một sự giằng xé, căng thẳng giữa lý trí và tình cảm của Lượm. Cô muốn sống bên Tùng nhưng lại không thể yêu anh, điều này khiến cô phải lựa chọn giữa tình yêu và những điều không thể chấp nhận trong cuộc sống của một thợ mỏ. Sự mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động của Lượm tạo nên kịch tính cho câu chuyện.

  4. Khắc sâu tâm lý nhân vật phụ:
    Hình thức này không chỉ giúp ta hiểu được nhân vật chính mà còn làm rõ những cảm xúc của nhân vật phụ (Tùng), người không thể hiểu được vì sao Lượm lại quyết định như vậy. Cách Lượm thể hiện suy nghĩ của mình qua ngôn ngữ nửa trực tiếp cũng là cách cô làm rõ quyết định mà mình đã lựa chọn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×