Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thơ trào phúng ra đời vào khoảng thế kỷ XIX, khi xã hội Việt Nam có những thay đổi lớn. Đó là cách người xưa dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng tình cảm con người, chống lại những cái xấu xa, lạc hậu của xã hội phong kiến. Nhắc đến những điều này, ta nhớ ngay đến bài thơ “Nha lệ thương dân” vô cùng ý nghĩa của tác giả Kép Trà
Kép Trà sống trong thời kỳ nước ta có nhiều biến động, ông ra đời năm giặc Pháp nổi tiếng súng đầu tiên vào Hà Nội. Ông vừa dậy học vừa làm thơ, thơ ông là một thứ vũ khí lợi hại để đã kích bọn quan lại phong kiến và những thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Thơ Kép Trà phê phán mạnh mẽ bọn quan lại tham nhũng, bán nước vì cái lợi cá nhân. Ông là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng nhất những năm đầu thế kỷ XX. Bài thơ “nha lệ thương dân” ra đời thể hiện sự lo lắng đối với cuộc sống nhân dân, lên án những bọn quan lại, thống trị cầm quyền bóc lột, lợi dụng sự khó khăn của nhân dân để chuộc lợi.
Bài thơ Nha lệ thương dân được viết theo cấu trúc thơ Đề - thực - luận - kết vô cùng chặt chẽ, mở đầu với hai câu thực:
Nước lụt năm nay khó nhọc to,
Thương dân nha lệ dốc lòng lo,
Lũ lụt là điều không thể tránh khỏi, mỗi năm nước ta đón rất nhiều cơn lũ lớn. Như chính tác giả miêu tả thì năm nay dự đoán sẽ có một cơn lũ lớn, vô cùng "khó nhọc". Trong hoàn cảnh như vậy, những người nắm quyền hành, chức vụ cao trong xã hội lại vô cùng hờ hững, họ chỉ "thương" dân nha lệ cực khổ chống lũ. Chính từ thương ở đây đã nhấn mạnh nên sự trào phúng của câu thơ.
Hai câu thơ luận đã giải thích tại sao chữ "thương" ở câu thơ trên lại trào phúng như vậy:
Chửa nhai tre hết còn nhai bạc,
Mới bắt trâu xong lại bắt bò.
Bọn cầm quyền không cùng nhân dân chống lũ lụt mà chỉ lo đi bòn rút của nhân dân, làm mọi cách để bóc lột đi của cải, vật chất. Bọn chúng "nhai tre, nhau bạc, bắt trâu, bắt bò" liên tục của nhân dân để làm giàu cho bản thân mình. Thật đáng buồn cho xã hội phong kiến mục nát, tầng lớp thống trị vô cùng ích kỷ.
Mấy xã Bạch Sam anh lệ nuốt,
Trăm phu Chuyên Nghiệp chú thừa no.
Hai câu thơ luận đã miêu tả sự giàu có, sung túc, đầy đủ của bọn quan lại sau khi cướp bóc của những người dân làm lụng cực khổ. Họ ngồi hưởng thụ trên thành quả của người dân, là giai cấp cầm quyền nhưng không lo cho an nguy của nhân dân khi đất nước đang tràn đầy trong lũ lụt.
Còn đê, còn nước, dân còn khổ,
Ai bảo Duy Tiên huyện vẫn cò.
Câu thơ này đã khẳng định một điều rằng "còn đê, còn nước, dân còn khổ", chỉ cần nhân dân chống lũ thì vẫn sẽ có những tên quan bỉ ổi tham nhũng, cướp bóc của người dân. Bài thơ vừa lên án, phê phán những tên quan lại và đồng thời còn nói lên số phận vô cùng cực khổ, đáng thương của nhân dân.
Tác giả Kép Trà viết nên bài thơ Nha lệ thương dân nhằm lên án bọn giai cấp thống trị thối nát, mục rửa, tham nhũng, bòn rút nhân dân đến tận xương tuỷ. Đáng lí ra trong tình huống bão lụt họ phải là những người lo lắng cho nhân dân thì chỉ biết nghĩ đến bản thân của mình, mặc kệ sự sống chết của nhân dân.
Sau khi đọc xong bài thơ, người đọc nhận ra những thói hư, tật xấu trong xã hội ngày xưa và nhằm giáo dục cho người đọc những bài học quý báu. Tác phẩm sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |