Nêu suy nghĩ về việc lạm dụng điện thoại thông minh của học sinh hiện nay.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc 1 bài văn nghị luận về 1 hiện tượng đời sống
- Mở bài: Giới thiệu đúng hiện tượng cần bàn
- Thân bài: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận về hiện tượng
- Kết bài: Nêu quan điểm về hiện tượng
b. Xác định đúng hiện tượng cần bàn: học sinh lạm dụng điện thoại thông minh
c. Triển khai nội dung bài viết thành các đoạn văn
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng lạm dụng điện thoại thông minh ở học sinh.
* Thân bài: Cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Giải thích:
Lạm dụng điện thoại thông minh là sử dụng điện thoại thông minh nhiều quá mức cần thiết dẫn đến việc bị lệ thuộc vào nó.
2. Biểu hiện: Việc học sinh lạm dụng điện thoại khá phổ biến:
- Mang đến lớp sử dụng trong giờ học: nhắn tin, vào mạng lướt web, quay cóp trực tiếp trên điện thoại…
- Mất quá nhiều thời gian tán gẫu, chơi trò chơi điện tử hoặc vào những trang mạng XH…
- Sử dụng với các mục đích không tốt như xem các trang không lành mạnh, phát tán các clip có nội dung không chuẩn mực lên mạng hoặc ném đá, trêu chọc người khác…
- Dùng điện thoại để chép lời giải bài tập hoặc văn mẫu đối phó với bài tập về nhà mà không chịu động não…
3. Tác hại của việc lạm dụng điện thoại thông minh:
- Ảnh hưởng đến khả năng học tập:
+ Gây mất thời gian: thời gian đáng lẽ dành cho việc học giờ dành cho điện thoại-> học tập sa sút.
+ Khiến học sinh ỷ lại, lười biếng, không chịu tư duy khi học tập.
+ Mất cơ hội được học tập, được trải nghiệm trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lí học sinh:
+ Gây ra các bệnh về mắt, đờ đẫn, mệt mỏi
+ Thiếu tập trung thậm chí trầm cảm, xa rời thực tế, đắm chìm vào thế giới ảo…
- Khiến học sinh vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Gián tiếp ảnh hưởng đến việc sa sút về đạo đức của hs và sự xuống cấp của đạo đức XH.
4. Nguyên nhân:
- Do ý thức học sinh: Không làm chủ được bản thân, lười học, ham chơi.
- Do một số gia đình nuông chiều con hoặc quản lí con chưa chặt chẽ…
- Do trào lưu của xã hội.
5. Bài học- giải pháp
- Cần sử dụng hợp lí, không để bị phụ thuộc vào điện thoại.
- Học cách khai thác các nguồn thông tin hữu ích, tránh trở thành nô lệ cho điện thoại
- HS cần nâng cao tinh thần tự giác trong học tập, sống có văn hóa và đạo đức, sử dụng điện thoại thật văn minh.
- Gia đình cần quản lí chặt chẽ việc sử dụng điện thoại của con em mình.
- Nhà trường cần có những biện pháp hạn chế việc học sinh lạm dụng điện thoại…
…
* Kết bài:
- Kết luận vấn đề
- Tỏ ý khuyên nhủ hoặc hành động
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |