Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

NHỮNG CHIẾC LÁ THƠM THO                                                                

Bà hay bày cho tôi cách chơi với những chiếc lá. Những con cào cào, con chim sẻ, con rết thắt bằng lá dừa. Những cái lồng đèn bằng lá cau kiểng. Hay là lá chuối, xé ra cho đều rồi trở mặt đan nong mốt, nong hai. À, bà còn chỉ tôi cách làm đầu trâu bằng lá xoài, làm cái làn xách đi hái hoa, bắt bướm bằng lá dừa nước nữa…

Những chiếc lá của bà, đã từng kì diệu hơn cả thuốc tiên khi tôi còn nhỏ. Sau này, sống một mình nơi phố thị, mỗi khi bị cảm, tôi mua ở tiệm thuốc tây vài viên thuốc xông. Nấu một nồi nước rồi cho dung dịch trong viên thuốc ấy vào nồi, hơi nóng bốc lên cũng thơm hương sả, hương lá bưởi, lá chanh, cũng vã mồ hôi, cũng thông mũi sảng khoái, rồi thôi, tôi vẫn phải uống thuốc, vẫn phải bẹp dí ở nhà hai ba bữa mới ngóc đầu dậy nổi. Những ngày như thế, tôi thèm được ở gần bà, để nhõng nhẽo, để sụt sịt, rồi bà sẽ thương mình “đứt ruột” mà đi nhanh ra sau nhà, hái bảy tám loại lá vào nấu cho tôi một nồi xông. Tôi thường tuyên bố mình hết bệnh sau khi chui ra khỏi chăn, mồ hôi nhễ nhại, ngồi quay lưng cho bà lật áo lau mồ hôi khắp người. Đôi khi tôi nghĩ, hay là nồi lá xông ngày xưa nhờ có mồ hôi của bà mà tôi nhanh hết bệnh? Còn bây giờ, tìm được người đổ mồ hôi cho mình sao mà khó quá, nên tôi bệnh hoài, nên tôi uống thuốc hoài.

[…] Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai. Những chiếc lá của bà, còn thơm ở một hành trình thiên thu khác, hành trình ông tôi trở về cát bụi.

Tôi nhớ ngày đó, dường như biết trước được sự ra đi của ông, bà sai anh rể tôi ra ngoài bưng hái lá tràm khuynh diệp. Anh tôi chèo ghe dọc sông Vàm Cỏ, hái được đầy xuồng thứ lá thơm nồng ấy, chở về cho bà ba bao to, bà đổ hết chúng ra phơi trước sân nhà. Ba buổi chiều liên tục, khi trời hết nắng thì bà gom chúng lại trên một chiếc đệm bàng to. Bà im lặng làm, không sai bảo cháu con, mà dáng bà ngồi gom lá nhìn sao buồn quá. Khi ấy tôi còn nhỏ, tôi không biết bà nghĩ gì trong lòng, cũng không biết mình sắp sửa mất đi một người thân, rất thân. Tôi không biết bà phơi lá làm gì, nhưng sự tỉ mẩn, sự toàn tâm và nét u sầu của bà khiến tôi ngại ngần không dám hỏi.

Nhà tôi những ngày ấy thơm mùi khuynh diệp mà ai nấy cũng xao xác, thất thần, nhất là ba tôi và bà. Vài ngày sau thì ông tôi đi. Người ta dùng toàn bộ số lá ấy lót dưới đáy hòm, rồi phủ lên một tấm vải trắng… Ông tôi nằm trên ấy, chắc chắn êm lắm. Lúc đó tôi mới biết, bà tôi cầu mong gì cho hành trình thăm thẳm của ông. Tôi tin là ông nghe được hương tràm thơm, hương tràm thơm mùi hạnh phúc, hạnh phúc được người bạn đời của mình chăm lo ân cần như thế. Kể cả khi ông đã nhắm mắt, buông bỏ hết mọi thứ.

[…] Vậy đó, tuổi thơ tôi thơm tho và rực rỡ với bà và với những chiếc lá thần thánh. Những chiếc lá diệu kì cho đến tận hôm nay. Mỗi khi cầm chiếc lá bồ đề để ngước nhìn mặt trời, tôi thấy mình như bé lại, bé tí như hạt đậu, nằm ngoan ngoãn trong lòng tay bà chờ một ngày được nảy mầm, bật lên những chiếc lá xanh. Có bao giờ bạn cầm một chiếc lá ngắm nhìn thật kĩ, thấy trời xanh thiên thu, thấy nồng nàn từng tế bào lá úa, hay chỉ có một mình tôi, để rồi suốt một quãng đời dài thấy mình cứ loanh quanh giữa những đường gân lá.

(Trương Gia Hòa)     

Câu 1. Văn bản “Những chiếc lá thơm tho” kể về kỉ niệm của tôi với ai?

Câu 2. Theo lời nhân vật tôi, những chiếc lá của bà có những tác dụng gì?

Câu 3. Người kể câu chuyện trên là ai? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong truyện, từ đó, nêu tác dụng của ngôi kể.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai.”

Câu 5. Hãy nhập vai nhân vật tôi để chia sẻ bài học mà nhân vật rút ra từ câu chuyện này.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
98
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Câu 1**: Văn bản “Những chiếc lá thơm tho” kể về kỉ niệm của nhân vật tôi với bà của mình.

**Câu 2**: Theo lời nhân vật tôi, những chiếc lá của bà có những tác dụng như:
- Chơi đùa và sáng tạo (làm đồ chơi như đầu trâu, chiếc làn, lồng đèn).
- Chữa bệnh (nấu nước xông khi bị cảm).
- Gợi nhớ về hương vị tuổi thơ, sự chăm sóc ân cần của bà khi ông tôi mất.

**Câu 3**: Người kể câu chuyện trên là nhân vật tôi. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong truyện là cháu và bà, ông. Ngôi kể thứ nhất giúp tạo ra một không gian gần gũi, chân thật và giàu cảm xúc, từ đó khắc họa rõ nét tình cảm gia đình và kỷ niệm đẹp của nhân vật tôi với bà trong suốt tuổi thơ.

**Câu 4**: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai.” là:
- Nhấn mạnh vào sự hiện diện và tác động của những chiếc lá thơm trong cuộc đời của nhân vật tôi.
- Gợi cảm xúc sâu sắc, từ sự ngọt ngào của tuổi thơ cho đến nỗi bâng khuâng, ray rứt trong hiện tại và tương lai.
- Tạo nên một âm hưởng thơ mộng, đầy chất thơ, thể hiện tình cảm quý giá mà nhân vật tôi dành cho những kỷ niệm với bà.

**Câu 5**: (Nhập vai nhân vật tôi)

"Bà ơi! Mỗi khi nhớ về bà, tôi lại thấy lòng mình ấm áp lạ kỳ. Những chiếc lá thơm mà bà làm cho tôi không chỉ là những món đồ chơi hay những nồi nước xông, mà còn là tình yêu thương vô bờ bến của bà dành cho tôi. Qua những chiếc lá ấy, tôi học được cách trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống, nhìn nhận vẻ đẹp trong từng khoảnh khắc bên người thân. Tôi hiểu rằng, không phải chỉ những món quà vật chất mới quan trọng, mà chính là tình cảm, sự chăm sóc và tâm huyết của mỗi người dành cho nhau mới là thứ làm cho cuộc sống này trở nên thật ý nghĩa."
1
0
ngân trần
05/12/2024 22:19:13
+5đ tặng
Câu 1:
Văn bản "Những chiếc lá thơm tho" kể về kỉ niệm của nhân vật tôi với bà. Bà là người đã chăm sóc và dạy cho tôi cách chơi với những chiếc lá, đồng thời là người chăm lo sức khỏe cho tôi qua những nồi lá xông khi tôi ốm.
Câu 2:
Theo lời nhân vật tôi, những chiếc lá của bà có nhiều tác dụng:
Làm đồ chơi như lồng đèn, đầu trâu, làn đựng hoa quả.
Làm thuốc xông khi tôi bị ốm, có thể chữa cảm cúm, thông mũi, làm giảm các triệu chứng bệnh.
Câu 3:
Người kể câu chuyện trên là nhân vật tôi (một người con cháu của bà). Mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong truyện là bà cháu. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất ("tôi") giúp câu chuyện trở nên gần gũi, tạo cảm giác thân thiết và sâu sắc trong việc kể lại những kỉ niệm với bà. Ngôi kể này cũng phản ánh những cảm xúc và suy nghĩ riêng tư của nhân vật về bà.
Câu 4:
Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn "Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai." có tác dụng:
Nhấn mạnh sự thơm ngát và đặc biệt của những chiếc lá mà bà sử dụng.
Tạo ra sự liên tục trong thời gian, từ quá khứ (tuổi thơ) đến hiện tại và cả tương lai, qua đó thể hiện rằng những kỉ niệm về bà vẫn vĩnh viễn tồn tại trong tâm hồn nhân vật tôi.
Khắc sâu tình cảm của nhân vật tôi đối với bà, sự nhớ nhung và trân trọng những kỉ niệm gắn liền với bà.
Câu 5:
(Nhập vai nhân vật tôi để chia sẻ bài học mà nhân vật rút ra từ câu chuyện này):
"Từ những chiếc lá của bà, tôi học được sự chăm sóc tận tình và tình yêu thương vô điều kiện. Những chiếc lá ấy không chỉ đơn giản là những vật dụng bình thường, mà là biểu tượng của tình cảm mà bà dành cho tôi. Bà không chỉ làm cho tôi những đồ chơi từ lá mà còn chăm sóc tôi khi ốm đau, làm những nồi lá xông để tôi cảm thấy khỏe lại. Dù tôi đã lớn, tôi vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ đến sự ấm áp và dịu dàng của những chiếc lá bà đã dùng để chữa bệnh cho tôi. Bài học tôi học được là: Tình yêu thương của bà mãi mãi là hành trang quý giá trong cuộc đời tôi."

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đặng Hải Đăng
06/12/2024 20:10:17
+4đ tặng

Câu 1. Văn bản “Những chiếc lá thơm tho” kể về kỉ niệm của tôi với ai?

Văn bản kể về kỉ niệm của tôi với bà. Câu chuyện gắn liền với những chiếc lá mà bà đã dạy tôi cách sử dụng khi tôi còn nhỏ, đồng thời cũng là những kí ức về sự quan tâm, yêu thương mà bà dành cho tôi trong suốt thời thơ ấu.

Câu 2. Theo lời nhân vật tôi, những chiếc lá của bà có những tác dụng gì?

Theo lời nhân vật "tôi", những chiếc lá của bà có rất nhiều tác dụng kỳ diệu. Bà dạy tôi cách chơi với những chiếc lá, như làm lồng đèn từ lá cau, làm đầu trâu bằng lá xoài, làm cái làn để đựng hoa, bắt bướm từ lá dừa nước... Bên cạnh đó, những chiếc lá của bà còn có công dụng chữa bệnh, như những lá dùng để xông khi tôi bị cảm, giúp tôi khỏe lại nhanh chóng. Những chiếc lá ấy không chỉ có tác dụng vật lý mà còn chứa đựng sự chăm sóc, yêu thương mà bà dành cho tôi.

Câu 3. Người kể câu chuyện trên là ai? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong truyện, từ đó, nêu tác dụng của ngôi kể.

Người kể câu chuyện là nhân vật "tôi", tức là một người con, cháu trong gia đình. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và các nhân vật chính trong truyện là cháu với bà và cháu với ông. Ngôi kể là ngôi thứ nhất ("tôi"), giúp câu chuyện trở nên gần gũi, trực tiếp và thể hiện cảm xúc sâu sắc, chân thật của nhân vật "tôi" về bà, về những kỉ niệm gắn bó trong suốt tuổi thơ. Ngôi kể này tạo ra sự thân mật, riêng tư, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được nỗi nhớ nhung, sự yêu thương và cảm kích mà nhân vật "tôi" dành cho bà.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai.”

Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong câu này với từ "thơm" lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh giá trị và sự thiêng liêng của những chiếc lá. Từ "thơm" không chỉ mô tả mùi hương mà còn biểu đạt kỷ niệm ngọt ngào về bà và những khoảnh khắc tuổi thơ. Việc lặp lại từ "thơm" trong suốt hành trình tuổi thơ, cho đến hiện tại và cả tương lai, tạo ra một cảm giác trường tồn, bền vững. Điều này thể hiện rằng hương thơm của những chiếc lá sẽ theo suốt cuộc đời của nhân vật "tôi", là một kỉ niệm vĩnh cửu không thể quên.

Câu 5. Hãy nhập vai nhân vật tôi để chia sẻ bài học mà nhân vật rút ra từ câu chuyện này.

Nếu tôi là nhân vật "tôi" trong câu chuyện này, tôi sẽ chia sẻ rằng bài học lớn nhất mà tôi rút ra là trân trọng những gì đơn giản và bình dị nhất trong cuộc sống. Những chiếc lá tưởng chừng như vô cùng nhỏ bé, nhưng lại mang trong mình những giá trị vô cùng to lớn. Chúng không chỉ là những vật dụng để chơi đùa hay chữa bệnh mà còn là biểu tượng của sự yêu thương, chăm sóc tận tình của bà dành cho tôi. Tôi cũng học được từ bà sự kiên nhẫn, tỉ mỉ trong từng việc làm, ngay cả trong những hành động nhỏ nhất. Bài học từ câu chuyện này chính là sự trân trọng quá khứ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà chúng ta nhận được từ gia đình, để dù có đi xa, ta vẫn luôn cảm nhận được tình yêu thương và hương thơm của những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×