Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau: Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ trong một nhà dân bên bờ hồ Tây. Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng ...

Đọc văn bản sau:

Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.

Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy mình học là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:

- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên một hôm.

Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:

- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng.

Dương Trạm nói:

- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng[1]. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên.

Tử Hư nói:

- Thầy được lĩnh chức trọng quyền cao như vậy, chẳng hay sự sống chết thọ yểu của con, thầy có được rõ không?

- Việc đó không phải thuộc về chức vụ của ta.

- Vậy thế thầy giữ về việc gì?

- Ta trông coi về việc văn chương thi cử, khoa danh cao thấp của những học trò trong thiên hạ

Tử Hư mừng mà rằng:

- Nếu thế thì tiền trình của con cùng đạt thế nào chắc thầy biết rõ?

- Cứ như văn chương tài nghệ của anh, đương đời này không ai bì kịp, huống anh lại còn có tính trung hậu thành thực; có điều lúc thiếu thời thường lấy văn tài mà kiêu ngạo với người khác, cho nên trời mới bắt đỗ muộn để phải chùn nhụt cài nết ngông ngáo đi. Nếu không thì cướp thẻ trước của Mông Chính[2], lặt cỏ rác của Hạ Hầu[3] phỏng anh còn khó khăn gì nữa. Cho nên xưa nay người ta bàn về kẻ sĩ, tất trước hết xét đến đức hạnh là vì thế. Ngày nay những người mặc áo nhà nho, đeo dải nhà nho thì lại khác hẳn. Họ thường đổi họ để đi học, thay tên để đi thi; hễ trượt đỗ thì đổ lỗi mờ quáng cho quan chấm trường, hơi thành danh thì hợm mình tài giỏi hơn cả tiền bối, chí khí ngông ngáo, tính tình tráo trở, thấy thầy nghèo thì lảng tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ, không biết rằng ngày thường dắt dẫn rèn cặp phần nhiều là cái công đức của thầy bạn. Vả như ta ngày xưa, dạy có đến mấy nghìn học trò, giao du ở kinh đô rất nhiều bè bạn thế mà sau ta mất, nghe có người đai vàng, mũ bạc, có người quan cả ngôi cao, nhưng không hề một ai tìm đến thăm viếng mồ ta mà tưới lên một vài chén rượu. Nhân thế ta vẫn để ý đến anh lắm.

(Trích Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ 2011, tr 111-112)

Chú thích:

1. Tử đồng: vốn là tên một huyện ở Trung Quốc, nơi thờ Đế quân Văn Xương, trông coi về văn học, thường có tục cầu tiên giáng bút. ở đây tác giả chỉ dùng với nghĩa là nơi ở của Đế quân.

2. Lã Mông Chính là người đời Tống, thi đỗ trạng nguyên. Khi nghe tin Mông Chính đỗ, Hồ Đán Phủ phàn nàn rằng: “Thôi thế là sang năm ta đỗ, lại phải sau hắn một thẻ rồi”. Quả nhiên sang năm Hồ đỗ thật

3. Hạ Hầu Thắng là một danh nho đời Hán. Ông thường nói: “Kẻ sĩ chỉ sợ không sáng nghĩa kinh, nếu sáng thì lấy áo xanh áo tía dễ dàng như lặt cỏ rác ở dưới đất vậy”.

Liệt kê các nhân vật trong văn bản. Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
2
0
0
Tôi yêu Việt Nam
15/12 15:14:13

- Nhân vật: Phạm Tử Hư, Dương Trạm

- Nhân vật chính: Phạm Tử Hư

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k