Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà văn Tô Hoài từng nói rằng : "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một tác phẩm" .Quả đúng là như vậy nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của "đứa con" tinh thần mà nhà văn sáng tạo ra .Ở mỗi tác phẩm văn học ,các nhà văn luôn dùng ngòi bút tài năng của mình để thổi hồn vào những nhân vật một cách độc đáo , tinh tế nhất .Và trong tác phẩm " Ông già và nụ hoa" của nhà văn Phong Thu đã thực hiện sự thành công khi ghi lại dấu ấn đậm nét của mình trong những người đọc giả cũng như là tôi bằng hình tượng nhân vật "Ông về hưu" đặc sắc.
Như mọi người đã biết để tạo dựng một nhân vật văn học thành công thì bao giờ nhân vật đó cũng mang một hoàn cảnh ,tính cách ,ngoại hình ,đặc điểm riêng và nhân vật "Ông về hưu" cũng vậy. Đầu tiên, nói về hoàn cảnh của ông lão thì cũng không khá giả cho lắm. Do ông vừa về hưu lên cũng già yếu và phải chuyển đến sống cùng cô con gái tên Hòa tại một khu tập thể dãy B ,tầng 1. Mặc dù vừa chuyển đến và bị những đứa trẻ ở đó đặc biệt là cậu bé Đảo đặt tên cho là "Ông về hưu" còn trộm hoa nhưng cách nói chuyện của ông lão vẫn vô cùng thân thiện , niềm nở: "chào hai cháu", "các cháu vào hái nụ hoa à ?", "các cháu nhổ Cải cây rồi đem về nhà đi khỏi phải trèo rào đến đây hái trộm.",… Không chỉ vậy ''ông về hưu'' còn có những hành động thể hiện sự cần cù ,chăm chỉ, tính bao dung, rộng lượng :"Mới chưa đầy tuần lễ vạt cỏ gấu trước nhà cô thợ dạy đã biến thành vườn cây nhỏ", ngay cả khi bị hại mất biến ông chỉ lắc đầu nhưng vẫn "tưới bón ,chăm chút cho cây", "ngày nào sớm nào cũng tưới cho cây hoa''. Ngay cả khi ông biết hai bạn nhỏ đã hái trộm hoa thì ông lại còn cho bọn trẻ cùng chăm cây. Qua đó cho ta thấy " Ông về hưu" là một người vô cùng tốt bụng ,vị tha ,yêu thiên nhiên, yêu lao động. Cũng bởi đó mà mối quan hệ của ông với mọi người trong khu tập thể trở nên tốt đẹp hơn đặc biệt là đối với cậu bé tên Đảo.
Bên cạnh đó hình thức nghệ thuật cũng vô cùng quan trọng đã tạo nên nét đẹp cho nhân vật này giống như câu nói của Ralph Waldo Emerson : "yêu cái đẹp là thưởng thức, tạo ra cái đẹp là nghệ thuật ." Để nói về phần nghệ thuật thì phải ngưỡng mộ cho nhà văn Phong Thu đã miêu tả tâm lý của nhân vật cùng tình huống được tạo dựng rất đặc sắc. Không chỉ vậy ,giọng kể chuyện khá điềm tĩnh, êm ái tạo cảm giác dễ chịu cho những người độc giả .Ngoài ra tác giả còn sử dụng ngôi kể thứ ba giúp bao quát toàn bộ các sự việc kết hợp với nhiều biện pháp tu từ phong phú như so sánh ,cùng nhiều lời trích dẫn trực tiếp tạo nên độ chân thực cho nhân vật.
Vâng ! Mỗi nhân vật đều mang mỗi ý nghĩa riêng.Bởi nó mà nhân vật ông lão đây cũng vậy. "Ông về hưu" đã tạo nên sức sống cho tác phẩm .Đồng thời nhân vật này còn mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý giá như không nên phá hoại của công, thiên nhiên ,cần yêu lao động hay cần biết nhận lỗi khi sai và tha thứ cho những người đã bị sửa lỗi sai của họ,...
Tóm lại nhân vật "Ông về hưu" là nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ông đã mang tới cho người đọc biết bao giá trị nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó xuất hiện nhân vật này rất độc đáo càng thể hiện tài năng văn học của tác giả Phong Thu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |