Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

CÁ CHUỐI CON

 

Đọc đoạn trích sau:

“Càng chờ càng bằn bặt. Đàn chuối con không biết làm thế nào, cứ bơi ngược bơi xuôi. Đang lúc chúng bàn nhau định cử một chị chuối lên bờ tìm mẹ, thì nghe ùm một tiếng. Mẹ đã về. Không có một chú kiến nào nổi lên mặt nước, nhưng đàn chuối con cũng không để ý đến điều đó. Chúng xúm lại quanh mẹ và hỏi:

- Mẹ ơi, sao mẹ đi lâu thế?

- Kìa, mẹ làm sao kìa!

- Sao mẹ lại có máu ở cổ?...

Chúng hỏi dồn dập, vừa hỏi vừa khóc. Chuối mẹ âu yếm bơi quanh đàn con và kể cho con nghe chuyện vừa xảy ra với mụ mèo.

- … Mẹ vật lộn với nó mãi. Đã tưởng không còn về đây với các con được. – Chuối mẹ nói rồi ứa nước mắt, không kể tiếp được nữa.

- Chỉ tại thằng út.

- Chỉ tại thằng út…

Bọn chuối con nhao nhao kết tội chuối út. Chuối út biết mình có lỗi nhưng vẫn gân cổ lên cãi:

- Tại em ư? Lần này thì đúng là tại em. Nhưng các lần khác mẹ vẫn phải đi kiếm mồi cho chúng ta kia mà! Lỡ những lần ấy mẹ gặp mụ mèo thì có phải tại cả các anh các chị nữa không?

Thấy chuối út nói cũng có lí, bọn chuối con im lặng một lát rồi kéo nhau ra bàn bạc. Chuối út xin nói trước:

- Bây giờ chúng ta cũng đã hơi lớn rồi, chúng ta đừng làm khổ mẹ nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau bơi quanh ao tự kiếm mồi. Các anh chị thấy thế nào?

- Đồng ý!

- Đồng ý đấy!

- Các con đang bàn gì mà vui vẻ vậy? – Chuối mẹ bơi lại hỏi.

- Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.

- Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhá!”

(Trích: truyện Cá chuối con. In trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi. Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2019)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?

A. truyện truyền thuyết.

B. truyện ngắn.

C. truyện cổ tích.

D. tiền Đồng Thoại.

Câu 1: Cụm “không làm phiền mẹ nữa” là cụm từ gì?

A. cụm danh từ.

B. cụm động từ.

C. cụm tính từ.

D. cụm chủ vị.

 

Câu 1: Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồiVừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía cỏ mùi tanh cá.”

 

A. mùi tanh, loằng ngoằng.

B. kiếm mồi, loằng ngoằng.

C. dò dẫm, phương hướng.

D. loằng ngoằng, dò dẫm.

 

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên. (nhận biết)

A. Ngôi kể thứ nhất

B. Ngôi kể thứ ba

C. Ngôi kể thứ hai

D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai? (nhận biết)

A. Chuối mẹ

B. Chuối mẹ, chuối út

C. Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo

D. Chuối út, bọn chuối, mụ mèo

Câu 3. Tại sao chuối mẹ vừa kể vừa khóc? (nhận biết)

A. Vì chuối mẹ buồn.

B. Vì chuối mẹ vất vả nuôi con.

C. Vì chuối mẹ phải vất vả vật lộn với mụ mèo, mới thoát sự nguy hiểm để về với đàn con.

D. Vì chuối mẹ bị đau.

Câu 4. Câu văn thứ mấy trong đoạn trích sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ nhất. (thông hiểu)

“ Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.

- Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhá!”

A. Câu 1

B. Câu 4

C. Câu 5

D. Câu 6

Câu 5. Đoạn trích trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ nào? (thông hiểu)

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ.

Câu 6. Câu nói của anh em cá chuối thể hiện thái độ gì với mẹ mình: (thông hiểu)

“Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi ?”

A. Không nhờ đến mẹ nữa.

B. Có hiếu với mẹ.

C. Biết tự lo cho mình khi đã trưởng thành. Rất thương mẹ

D. Dưạ vào chính mình.

Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B) (thông hiểu)

(A) Từ ngữ

(B) Loại từ

 

1.Bơi

a. Danh từ

 

2.Chuối

b. Tính từ

 

c. Dộng từ

Câu 8. Khi mẹ về muộn, đàn Chuối con cứ bơi ngược bơi xuôi thể hiện thái dộ gì?

A. Bồn chồn lo lắng

B. Sợ hãi

C. Do dự

D. Phân vân

Câu 9. Từ đoạn trích trên em nghĩ như thế nào về tình mẫu tử?

Câu 10. Từ lời nhắn nhủ Chuối mẹ ở cuối đoạn trích, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình.

II. VIẾT ( 4.0 điểm)

Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,...)

-----------
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
21
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi trong đoạn trích "Cá chuối con":

**Câu 1:** Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
- **Đáp án:** B. truyện ngắn.

**Câu 2:** Cụm “không làm phiền mẹ nữa” là cụm từ gì?
- **Đáp án:** B. cụm động từ.

**Câu 3:** Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía cỏ mùi tanh cá.”
- **Đáp án:** D. loằng ngoằng, dò dẫm.

**Câu 4:** Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên.
- **Đáp án:** B. Ngôi kể thứ ba.

**Câu 5:** Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
- **Đáp án:** C. Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo.

**Câu 6:** Tại sao chuối mẹ vừa kể vừa khóc?
- **Đáp án:** C. Vì chuối mẹ phải vất vả vật lộn với mụ mèo, mới thoát sự nguy hiểm để về với đàn con.

**Câu 7:** Câu văn thứ mấy trong đoạn trích sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ nhất.
- **Đáp án:** C. Câu 5.

**Câu 8:** Đoạn trích trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ nào?
- **Đáp án:** B. Nhân hóa.

**Câu 9:** Câu nói của anh em cá chuối thể hiện thái độ gì với mẹ mình?
- **Đáp án:** C. Biết tự lo cho mình khi đã trưởng thành. Rất thương mẹ.

**Câu 10:** Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B).
- **Đáp án:**
1. Bơi - c. Động từ.
2. Chuối - a. Danh từ.

**Câu 11:** Khi mẹ về muộn, đàn Chuối con cứ bơi ngược bơi xuôi thể hiện thái độ gì?
- **Đáp án:** A. Bồn chồn lo lắng.

**Câu 12:** Từ đoạn trích trên em nghĩ như thế nào về tình mẫu tử?
- **Gợi ý:** Tình mẫu tử được thể hiện rất rõ nét qua sự lo lắng, yêu thương và lòng hy sinh của chuối mẹ dành cho đàn con.

**Câu 13:** Từ lời nhắn nhủ Chuối mẹ ở cuối đoạn trích, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?
- **Gợi ý:** Em sẽ cố gắng tự lập và không làm phiền cha mẹ, đồng thời luôn quan tâm và yêu thương gia đình.

**II. VIẾT (4.0 điểm):** Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Em hãy viết một bài văn ngắn về một chuyến đi đáng nhớ mà em đã trải qua.
1
0
bảo hân
27/12 21:36:28
+5đ tặng
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
B. Truyện ngắn
Câu 2: Cụm “không làm phiền mẹ nữa” là cụm từ gì?
B. Cụm động từ
Câu 3: Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía cỏ mùi tanh cá.”
D. Loằng ngoằng, dò dẫm
Câu 4: Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên.
B. Ngôi kể thứ ba
Câu 5: Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
C. Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo
Câu 6: Tại sao chuối mẹ vừa kể vừa khóc?
C. Vì chuối mẹ phải vất vả vật lộn với mụ mèo, mới thoát sự nguy hiểm để về với đàn con.
Câu 7: Câu văn thứ mấy trong đoạn trích sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ nhất?
C. Câu 5
Câu 8: Đoạn trích trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ nào?
B. Nhân hóa
Câu 9: Câu nói của anh em cá chuối thể hiện thái độ gì với mẹ mình?
C. Biết tự lo cho mình khi đã trưởng thành. Rất thương mẹ.
Câu 10: Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B).
1 - c. Động từ
2 - a. Danh từ
Câu 11: Khi mẹ về muộn, đàn Chuối con cứ bơi ngược bơi xuôi thể hiện thái độ gì?
A. Bồn chồn lo lắng
Câu 12: Từ đoạn trích trên em nghĩ như thế nào về tình mẫu tử?
Tình mẫu tử trong đoạn trích thể hiện sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ, luôn chăm sóc, bảo vệ đàn con bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Đồng thời, tình mẫu tử cũng gắn liền với tình yêu thương và sự lo lắng, chăm sóc của con cái đối với mẹ.
Câu 13: Từ lời nhắn nhủ Chuối mẹ ở cuối đoạn trích, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?
Từ lời nhắn nhủ của Chuối mẹ, em sẽ học cách tự lập, tự chăm sóc bản thân khi trưởng thành, đồng thời luôn biết quan tâm, chăm sóc và đỡ đần mẹ khi mẹ cần nghỉ ngơi. Em sẽ không làm phiền mẹ và sẽ tự lo cho chính mình, nhưng khi gặp khó khăn, sẽ luôn quay về nhờ sự giúp đỡ của mẹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×