Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn suy nghĩ của em về hiện tượng hóa danh,bệnh thành tích trong xã hội


Viết bài văn suy nghĩ của em về hiện tượng hóa danh,bệnh thành tích trong xã hội

 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
22
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Bài Văn: Suy Nghĩ Về Hiện Tượng Hóa Danh, Bệnh Thành Tích Trong Xã Hội**

Trong bất kỳ xã hội nào, việc tạo dựng và giữ gìn danh tiếng luôn là điều quan trọng. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, hiện tượng hóa danh và bệnh thành tích đang trở thành những vấn đề nhức nhối, gây nhiều hệ lụy cho cá nhân và cộng đồng.

Hóa danh, trong ngữ cảnh này, được hiểu là việc người ta chú trọng tới việc khẳng định bản thân thông qua danh xưng, hình thức bên ngoài mà quên đi giá trị thực sự của con người. Thực tế, nhiều cá nhân hoặc tổ chức không ngần ngại sử dụng những chiêu trò tạo dựng hình ảnh để thu hút sự chú ý, dẫn đến việc đánh mất cái “gốc” của chính mình. Ví dụ, trong giáo dục, không ít trường học chú trọng tới con số học sinh giỏi, huy chương vàng hơn là việc thực sự giáo dục những thế hệ trẻ thành công, tự tin và có nhân cách.

Bệnh thành tích lại nằm ở chỗ, những thành tựu được coi là thành công không thực sự xuất phát từ nỗ lực cá nhân mà thường được tô vẽ, khoa trương để tạo ấn tượng. Có không ít học sinh, sinh viên hiện nay bị áp lực phải đạt điểm cao, không phải vì mong muốn nâng cao kiến thức, mà chỉ đơn giản là để có danh tiếng, tạo dựng hình ảnh, khiến cho nền giáo dục bị méo mó. Chính sự chạy theo thành tích đã dẫn đến tình trạng học sinh chỉ thuộc bài để thi cử mà không hiểu sâu, không khám phá những điều thú vị trong tri thức.

Hệ lụy của hiện tượng này không chỉ dừng lại ở cá nhân. Nó có thể lan rộng ra cả cộng đồng và xã hội. Một xã hội mà mọi người đều chỉ chăm chăm vào việc “hóa danh”, “tạo thành tích” sẽ khó lòng phát triển bền vững. Sự cạnh tranh không lành mạnh sẽ hình thành, dẫn đến những hành động thiếu đạo đức, “đua đòi” vô độ. Chúng ta sẽ dễ dàng thấy mình sống trong một môi trường mà mọi thứ đều được đo đếm bằng thành tích, áp lực không ngừng đè nặng lên vai mỗi người.

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên, mỗi cá nhân cần tự nhìn nhận lại mình. Chúng ta cần giáo dục bản thân và thế hệ trẻ về giá trị thực sự của cuộc sống, không phải chỉ nằm ở những con số vẻ ngoài. Những thành tựu phải được xây dựng trên nền tảng kiến thức vững chắc, sự nỗ lực thực sự và tinh thần sáng tạo. Bên cạnh đó, nhà trường và xã hội cũng cần tạo ra một môi trường khuyến khích sự sáng tạo, học hỏi, chứ không chỉ đặt nặng thành tích.

Cuối cùng, sự thay đổi không đến từ một cá nhân duy nhất mà cần có sự đồng lòng từ cả xã hội. Mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một môi trường lành mạnh, nơi mà giá trị của con người được đặt lên hàng đầu, và những thành tựu thực sự được ghi nhận một cách công bằng.

Trong một thế giới đầy cạnh tranh và áp lực, việc không chạy theo danh vọng và thành tích giả tạo là một điều không hề đơn giản, nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải can đảm, tự tin vào bản thân và luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội phát triển bền vững và ý nghĩa.
0
0
MaiLyniii
02/01 20:55:42
+5đ tặng

Thế giới ngày càng trở nên hiện đại và xô bồ. Để thỏa mãn lòng tham và nhu cầu khẳng định bản thân, đôi khi con người chọn từ bỏ những giá trị sống tích cực để chạy theo lối sống phù phiếm, giả dối. Điều này đã tạo nên một căn bệnh mới cho xã hội: bệnh thành tích.

Vốn dĩ, thành tích chỉ những kết quả tốt đẹp mà con người đạt được sau quá trình nỗ lực phấn đấu. Có thành tích đồng nghĩa với việc ta chứng minh được năng lực của bản thân, nhận được sự tôn vinh từ cộng đồng. Đối lập với điều này, bệnh thành tích lại mang là cụm từ mang nghĩa tiêu cực. Bệnh thành tích là lối sống chạy theo danh vọng, đặt danh lợi lên trên tất cả. Nó được thể hiện cụ thể ở việc chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà không quan tâm quá trình phấn đấu, không từ mọi thủ đoạn để đánh bóng tên tuổi, ám ảnh về việc phải nhận được sự tán dương từ mọi người xung quanh…

Bệnh thành tích mang lại rất nhiều tác hại cho cá nhân và cộng đồng. Trước hết, chạy theo thành tích khiến con người trở thành những kẻ ích kỉ, vô cảm. Ta sẵn sàng chà đạp lên người khác, vứt bỏ những giá trị đạo đức để thỏa mãn sự tham lam. Hám thành tích bao giờ cũng đi liền với sự dối trá, lừa lọc, dốt nát. Thật kinh hoàng biết bao khi xã hội tràn ngập những kẻ đạo đức giả, những tấm bằng đại học giả, những tên “ngụy tri thức” … Tri thức bị coi rẻ, dễ dàng mua – bán nên việc học sẽ không còn giá trị. Không chỉ vậy, chính vì sự ám ảnh với thành tích mà con người luôn sống trong sự căng thẳng, áp lực. Bệnh thành tích không giết chết chúng ta trong đau đớn như những căn bệnh thể chất nhưng sẽ khiến ta mục ruỗng từ bên trong. Xã hội sẽ diệt vong nếu căn bệnh này kéo dài.

Ta dễ dàng nhận thấy rằng trong nhiều trường học, lễ tổng kết cuối năm dường như trở thành lễ tuyên dương thành tích. Điểm số, phần trăm học sinh đạt loại Khá/Giỏi được đề cập rất nhiều. Trong khi đó, không ai thống kê có bao nhiêu học sinh cảm thấy tự hào hoặc hạnh phúc về môi trường học tập, bao nhiêu học sinh còn gặp khó khăn khi tới trường hay liệu có học sinh nào mắc phải trở ngại tâm lí hay không… Thậm chí, để bảo toàn thành tích, nhiều trường học sẵn sàng “tạo điều kiện” lên lớp cho những học sinh không đạt đủ yêu cầu về học lực. Vụ việc gian lận điểm thi Đại học gây xôn xao cả nước năm 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La là hồi chuông báo động về tình trạng bệnh thành tích.

Để loại bỏ căn bệnh nguy nan này, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác học tập, rèn luyện, giữ cho mình ý chí kiên cương, không ham hư vinh mà bán rẻ nhân phẩm. Cộng đồng cần chung tay lên án những kẻ mắc bệnh thành tích. Có như vậy, xã hội mới trở nên trong sạch và văn minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quang Cường
02/01 20:55:58
+4đ tặng

Mỗi khi nói đến thành tích thì bất kể ai cũng muốn mình có được thành tích cao. Trong mỗi con người luôn tiềm ẩn sự ganh đua. Khi chúng ta còn nhỏ, hẳn bạn nhớ là nếu có cuộc thi giữa bố mẹ và con cái xem ai ăn nhanh hơn thì chúng ta sẽ ăn rất nhanh để được khen ngợi. Cạnh tranh để có thành tích tốt không phải là xấu nhưng nếu bất chấp tất cả để có thành tích tốt thì lại khác. Hiện nay có một vấn nạn gọi là “bệnh thành tích” ý chỉ những người chạy đua để đạt thành tích cao mà không màng đến điều gì khác. Căn bệnh này gây nên những tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay.

Vốn dĩ, thành tích là một thước đo dùng để đánh giá một người. Nhưng khi đặt chữ bệnh ở trước nó thì ta hiểu rằng đó là một điều chẳng tốt đẹp gì. Con người ta cứ mải chạy theo căn bệnh thành tích, chỉ chăm chăm nhìn vào cái kết quả cuối cùng mà bỏ qua hành trình để đạt được nó. Và đôi khi để đạt được thành tích cao, người ta thực hiện những hành vi xấu. Chẳng hạn như trong giáo dục căn bệnh thành tích thể hiện ở chỗ quay cóp để có được điểm cao mà không quan tâm đến việc mình thu nạp được kiến thức gì.

Thực ra căn bệnh thành tích không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Nó có từ thời xa xưa và dường như mỗi lúc lại một nhân rộng hơn lên. Cũng không phải chỉ xuất hiện ở lĩnh vực giáo dục nhưng giáo dục là cái nôi phát triển của mỗi con người. Vì vậy, căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn được nói đến nhiều nhất. Hiện có không ít các trường học vẫn còn chạy theo thành tích với những chỉ tiêu 100% đạt thành tích cao trong các cuộc thi này, các cuộc thi khác. Để đạt được những thành tích như đã đề ra đó, họ tìm mọi cách để rèn học sinh. Chẳng hạn như mở các “lò” luyện thi. Học sinh đến trường lẽ ra phải được học đều các môn thi để đạt được thành tích cho nhà trường, học sinh được đặc cách chỉ tập trung học đúng 1 môn để thi còn các môn khác sẽ được thầy cô nâng đỡ. Chính điều đó đã khiến học sinh cũng bị cuốn theo căn bệnh đó. Trong các kì thi tốt nghiệp phổ thông, nhiều trường còn ngang nhiên cho học sinh quay cóp, ném phao vào cho học sinh để không em nào bị trượt. Bởi nếu có học sinh không vượt qua kì thi thì thành tích của trường sẽ bị giảm sút.

Có một câu chuyện vui nhưng cười ra nước mắt mà thầy giáo dạy Toán của tôi năm cấp 2 đã kể thế này. Một cậu học sinh của thầy không thể đọc được một đoạn định nghĩa trong sách giáo khoa. Khi được hỏi một phép cộng đơn giản trong phạm vi 10, cậu học sinh của thầy không trả lời được. Thầy dẫn cậu sang gặp cô hiệu trưởng trường cấp 1 và hỏi vì sao học sinh như vậy lại có thể lên lớp. Cô hiệu trưởng đáp lại thầy rằng “Nó không giỏi nhưng bố mẹ nó giỏi”. Câu chuyện thầy kể khiến tôi suy nghĩ mãi. Phải chăng bây giờ người ta đi học không phải để lấy kiến thức cho mình mà chỉ để lấy thành tích thôi sao? Một đất nước mà chỉ nhìn vào những thành tích ảo thì đất nước ấy sẽ đi đâu và về đâu?

Khi mà giáo dục không thể đào tạo ra những nhân tài đích thực sẽ kéo theo những hệ lụy vô cùng xấu. Những học sinh ấy khi ra đời sẽ không biết năng lực thật của mình đến đâu, không biết mình làm được những việc gì. Rồi họ sẽ loay hoay với chính cuộc sống của mình. Thực tế cho thấy có không ít những trường hợp học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng lại thi trượt tốt nghiệp.

Để xã hội không bị tụt lùi, giáo dục cần phải có sự thay đổi. Chỉ khi giáo dục thay đổi, đẩy lùi bệnh thành tích thì xã hội cũng sẽ thay đổi. Những lĩnh vực khác cũng theo đó mà tốt hơn lên. Bản thân mỗi học sinh cũng nên tự ý thức vào việc học. Rằng việc học là để có kiến thức cho chính mình chứ không phải để lấy thành tích.

Quang Cường
Cậu ơi , cậu có thể chấm điểm giúp tớ đc khum ạ >w<

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×