Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về một thói xấu gây hậu quả của học sinh

viết 1 bài văn trình bày ý kiến của em về 1 thói xấu gây hậu quả của học sinh
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
44
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Bài văn trình bày ý kiến về thói xấu trốn học của học sinh**

Trong cuộc sống học đường, không ít học sinh mắc phải thói xấu trốn học. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng tới bản thân người học mà còn tác động đến gia đình và xã hội. Theo tôi, thói xấu này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc để có những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Trốn học thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số học sinh có thể cảm thấy chán nản, áp lực với khối lượng bài vở khổng lồ và những kỳ vọng cao từ gia đình, giáo viên. Bên cạnh đó, cũng có không ít học sinh bị lôi kéo bởi những thú vui bên ngoài, như đi chơi, tham gia các hoạt động giải trí mà họ cho là hấp dẫn hơn việc học.

Hậu quả của việc trốn học là rất nghiêm trọng. Đầu tiên, học sinh sẽ bỏ lỡ kiến thức quan trọng, dẫn đến việc nắm bài kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Khi không có kiến thức vững chắc, những học sinh này sẽ dễ dàng gặp khó khăn trong các kỳ thi và không đủ điều kiện để tiếp tục học lên. Thứ hai, việc trống học thường xuyên có thể hình thành thói quen xấu, khiến cho học sinh trở nên lười biếng, không có trách nhiệm với việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của họ mà còn gây tổn hại đến hình ảnh của học sinh trong mắt xã hội.

Hơn nữa, việc trốn học có thể dẫn đến những hệ lụy xấu khác, như tham gia vào các hoạt động trái phép, ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của học sinh. Các em có thể bị lôi kéo vào những mối quan hệ không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất.

Để khắc phục thói xấu này, trước hết, gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục, định hướng và tạo điều kiện cho học sinh. Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến tâm tư, tình cảm của con em mình, thường xuyên trò chuyện để nắm bắt những vấn đề mà các em gặp phải. Nhà trường cũng nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, tạo sân chơi lành mạnh giúp học sinh cân bằng giữa học tập và vui chơi.

Tóm lại, thói xấu trốn học của học sinh là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết kịp thời. Chỉ khi ý thức được tầm quan trọng của việc học, các em mới có thể xây dựng một tương lai tươi sáng và khắc phục được những hậu quả mà thói xấu này gây ra.
1
0
Quang Cường
04/01 22:12:11
+5đ tặng

Đối với lứa tuổi học sinh, độ tuổi nhạy cảm, hay suy nghĩ và khát khao được thể hiện cá tính bản thân, việc được coi là sành điệu, "chất chơi" trở thành nhu cầu, thậm chí là mục tiêu để đề đạt nguyện vọng với bố mẹ. Chính vì vậy, thói ăn chơi đua đòi đã và đang trở thành mầm mống phát triển trong suy nghĩ của một bộ phận học sinh hiện nay.

"Thói ăn chơi, đua đòi" hiểu theo nghĩa tiêu cực, là thói hư tật xấu lâu dần trở thành thói xấu khó bỏ, chỉ biết chạy theo nhu cầu cá nhân mà không quan tâm đến thực trạng kinh tế gia đình. Thói ăn chơi, đua đòi là sự chạy đua cách sống sang trọng, thích mặc đồ hiệu, thích khoác lên mình những bộ quần áo đắt giá, ăn sang uống xịn, chưng diện, trang điểm quá đậm khi đi học. Hầu hết tiền để phục vụ cho thói sống này đều là do bố mẹ chu cấp vì các bạn đều dưới độ tuổi lao động. Tuy nhiên, các bạn dường như không ý thức được việc mình đang tiêu tiền của phụ huynh nên tâm lý tiêu xài rất thoải mái, không nhận biết được sự hoang phí của cá nhân.

Thời gian gần đây, phong trào "Richkids" ngày càng trở nên rầm rộ khi các bạn trẻ đua nhau tham gia trả lời phỏng vấn cho những câu hỏi như tổng giá trị bộ đồ bạn đang mặc là bao nhiêu, một tháng bạn tiêu hết bao nhiêu tiền... Đáng ngạc nhiên rằng, có rất nhiều bạn lứa tuổi học sinh diện lên mình những chiếc áo vài chục triệu, túi xách vài trăm triệu, mang những đôi giày tính bằng nghìn đô. Số tiền càng cao càng tỉ lệ thuận với độ giàu có và "ngầu". Những bạn trẻ sẵn sàng vòi vĩnh bố mẹ, thậm chí tuyệt thực, hỗn láo khi nhu cầu mua hàng hiệu không được đáp ứng. Ngoài ra, việc ăn uống, giải trí của các bạn trẻ cũng ngày càng được cải thiện. Một cốc trà sữa giá cả trăm nghìn, một bữa ăn vặt xuất hiện cả bia, cả đồ uống có cồn, một bữa cà phê "tâm sự" phải chọn chỗ sang, ngon, nổi tiếng... trở thành điều bình thường, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Với các bạn nữ đến độ tuổi dậy thì, các bạn có xu hướng chăm chút cho vẻ ngoài của mình nhiều hơn, chi phí quần áo, son phấn cũng từ đó mà tăng lên chóng mặt. Đáng nói là ngay cả khi đến môi trường giảng đường, các bạn cũng sẵn sàng mang những kiểu tóc màu sắc lạ lùng, trang điểm kẻ mắt, đánh son dày cộp không hề phù hợp. Mặc trên mình bộ đồng phục, biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, nhưng bản thân các bạn lại cố làm cho mình trở nên già dặn, đứng tuổi cho ra dáng người sành điệu. Một xu hướng đáng lên án của những bạn học sinh hiện nay là hiện tượng đi bar, lên sàn nhảy khi chưa đủ tuổi quy định. Các bạn tìm cách để lẻn được vào những vũ trường không dành cho trẻ dưới 18 tuổi để "check - in", chụp ảnh thể hiện sự sành sỏi, trưởng thành so với bạn đồng trang lứa...

Nguyên nhân của thói ăn chơi, đua đòi quá sớm này bắt nguồn từ tâm tính nhạy cảm, tò mò, thích thể hiện của lứa tuổi vị thành niên, khát khao được trở nên nổi bật, được là một người nổi tiếng, sành sỏi, dẫn đầu xu hướng,... Các bạn luôn có xu hướng xây dựng một hình tượng hoàn mỹ cho bản thân trên mạng xã hội khi dát lên mình những tính từ "giàu có", "biết tiêu tiền",... Nhận được sự tán dương và nể phục từ mọi người, các bạn càng lún sâu vào con đường ăn chơi sa đọa, tiêu tiền không tiếc tay. Ngoài ra, khi sống trong một môi trường xung quanh toàn những thành phần bất hảo, chơi bời có tiếng, chắc chắn học sinh cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Sẽ không có gì đáng nói nếu gia cảnh nhà các bạn đủ điều kiện đáp ứng việc ăn chơi, nhưng một số cá nhân tuy tài chính hạn hẹp nhưng lại chạy theo thói ăn chơi, đua đòi. Các bạn trẻ này không ý thức được hoàn cảnh của bản thân, không có tư tưởng cố gắng học tập, lao động, tối ngày chỉ nghĩ đến việc quần này áo nọ, đi chơi đâu cho hợp thời, trang điểm thế nào cho hấp dẫn... Tuổi học sinh là lứa tuổi tươi đẹp nhất bởi nét đẹp giản dị, trong trẻo và giàu sức sống, thử hỏi xem vài năm nữa nhìn lại, các bạn còn yêu thích hình ảnh mắt xanh môi đỏ, tóc tai lòe loẹt khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay không? Việc ăn chơi đua đòi từ lối sống, ngoại hình dễ dẫn đến việc thích trải nghiệm cảm giác yêu đương, sống thử, vượt rào trước tuổi. Chưa kể đến việc, để chạy đua theo thói ăn chơi đàn đúm, các bạn học sinh sẵn sàng tìm đến những cách tiêu cực, tệ nạn nhằm có tiền trang trải cho lối sống tha hóa của mình. Ăn chơi đua đòi dẫn tới cờ bạc, chích hút nghiện ngập, từ đó, học sinh dám thực hiện những hành động như trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, bán rẻ cả tính mạng miễn là có tiền.

Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng hoàn toàn sai trái, ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức và hành vi của lớp trẻ, mang đến tư tưởng sống bất chấp, sống hưởng thụ, lười lao động, lười học tập rèn luyện, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân,... Đương nhiên, không ai có quyền cấm các bạn trang hoàng cho bản thân nếu bạn có điều kiện, nhưng chỉ vì cái mẽ bên ngoài mà sẵn sàng vi phạm pháp luật thì đó lại trở thành một loại tội phạm. Xã hội không cấm bạn ăn ngon mặc đẹp, nhưng hãy ăn ngon mặc đẹp bằng chính đồng tiền mà các bạn làm ra, khi ấy, các bạn sẽ biết quý trọng đồng tiền, hiểu được mồ hôi công sức của bậc phụ huynh không phải để chơi bời phung phí.

Không thể đánh giá một con người qua việc họ mặc gì, ăn gì, chơi gì. Thói ăn chơi, đua đòi không những không khiến các bạn học sinh trở nên hoàn hảo, sành điệu hơn mà chỉ khiến hình ảnh cá nhân vừa vấp phải sự phản đối của dư luận, vừa là "con sâu bỏ rầu nồi canh" cho những bạn trẻ sống, lao động và làm việc chân chính. Nhà trường và gia đình cần có định hướng uốn nắn tư tưởng và hành vi của các bạn học sinh thật sớm, ngăn chặn mầm mống thói ăn chơi sa đọa. Quan trọng nhất vẫn là bản thân các bạn muốn lựa chọn mình sẽ trở thành người thế nào.

Chúng ta không được lựa chọn gia đình giàu có hay nghèo hèn, nhưng chúng ta có quyền chọn trở thành một người "đói cho sạch, rách cho thơm" hay là một kẻ ăn chơi, đua đòi, chỉ được vẻ bên ngoài mà tâm hồn rỗng tuếch, hư hỏng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngân Nguyễn Thị
04/01 22:15:52
+4đ tặng
Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.

Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ. “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.

Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kỹ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.

Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.

Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.

Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.
1
0
Đặng Hải
04/01 22:16:08
+3đ tặng

Một trong những thói xấu phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh hiện nay là thói quen nói dối. Đây là một vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người học sinh mà còn tác động đến gia đình, bạn bè và môi trường học tập.

Thói xấu nói dối của học sinh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như sợ bị phạt, không muốn làm người khác thất vọng hoặc muốn che giấu những sai lầm của bản thân. Tuy nhiên, việc nói dối kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Trước hết, khi học sinh nói dối, họ sẽ dần mất đi sự tin tưởng từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Khi niềm tin bị phá vỡ, mối quan hệ giữa học sinh và những người xung quanh sẽ trở nên căng thẳng và khó khăn hơn. Điều này có thể khiến học sinh cảm thấy cô đơn, không được sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập hay cuộc sống.

Bên cạnh đó, thói quen nói dối còn khiến học sinh trở nên thiếu trung thực, không thành thật với bản thân và mọi người. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của các em. Khi đã hình thành thói quen nói dối, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn với việc che giấu sự thật, điều này có thể dẫn đến các hành vi sai trái nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Để khắc phục thói xấu này, mỗi học sinh cần nhận thức được rằng trung thực là một đức tính quan trọng trong cuộc sống. Gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo ra một môi trường thân thiện, nơi mà học sinh cảm thấy an tâm khi chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và vấn đề của mình mà không phải sợ hãi. Học sinh cũng cần được giáo dục về tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và trách nhiệm đối với bản thân và mọi người.

Tóm lại, nói dối là một thói xấu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh cần nỗ lực rèn luyện đức tính trung thực để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đồng thời phát triển bản thân một cách toàn diện.



 

 

2
0
Đặng Mỹ Duyên
05/01 06:11:37
+2đ tặng
Trong xã hội hiện đại, việc học tập là vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên một thế hệ tương lai phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh chăm chỉ, nỗ lực, vẫn còn một bộ phận học sinh mắc phải những thói xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và tương lai của bản thân. Một trong những thói xấu phổ biến hiện nay là học sinh lười học, thiếu ý thức tự giác trong học tập. 
 
Học sinh lười học thường có biểu hiện như: không chịu làm bài tập, không chú ý nghe giảng, hay ngủ gật trong lớp, ỷ lại vào bạn bè, không tự giác tìm tòi, học hỏi. Hậu quả của thói lười học là rất nghiêm trọng. Nó khiến học sinh tụt hậu trong học tập, kiến thức hạn hẹp, dẫn đến kết quả học tập kém, thi trượt, ảnh hưởng đến tương lai. 
 
Hơn nữa, thói lười học còn khiến học sinh thiếu tự tin, ngại giao tiếp, khó hòa nhập với cộng đồng. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập, thường xuyên động viên, khích lệ con em. Nhà trường cần xây dựng môi trường học tập vui tươi, lành mạnh, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Xã hội cần tuyên truyền, giáo dục ý thức học tập cho học sinh, tạo động lực để các em phấn đấu vươn lên.
 
Đặng Mỹ Duyên
Like bài viết này nhé thanks you bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×