Câu 2 (4,0 điểm)
Người lính là một hình tượng đẹp trong thơ ca hiện đại của Việt Nam. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người lính trong hai bài thơ mà anh/ chị yêu thích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học. | 0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: So sánh, đánh giá hình tượng người lính trong hai bài thơ yêu thích. | 0,5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Phạm vi tư liệu cần huy động: Có thể lựa chọn hai trong số những bài thơ sau: Nhớ – Hồng Nguyên; Đồng chí – Chính Hữu; Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân; Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật,... – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ hiện đại viết về hình tượng người lính. Ví dụ: bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). * Thân bài: - Điểm gặp gỡ của hình tượng người lính trong hai bài thơ: (1) Về nội dung hình tượng: hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình tượng người lính với những phẩm chất đáng tự hào của anh bộ đội Cụ Hồ, đó là lí tưởng cao cả, tinh thần chiến đấu, hi sinh quên mình, là tình cảm đồng đội ấm áp chan hoà, niềm lạc quan, ý chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ (“Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” – Đồng chí; “Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước/ xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim” – Bài thơ về tiểu đội xe không kính). (2) Về nghệ thuật thể hiện hình tượng: hai bài thơ đều có sự kết hợp giữa chất tự sự và trữ tình khi thể hiện chân dung người lính, đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về cuộc sống của người lính nơi chiến trường, đồng thời qua đó sáng lên những phẩm chất cao đẹp của họ. - Điểm độc đáo của hình tượng người lính trong mỗi bài thơ: (1) Điểm riêng trong nội dung hình tượng người lính ở mỗi bài thơ: + Bài thơ Đồng chí: là những trải nghiệm cụ thể về tình đồng chí đồng đội, dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: bài thơ khắc hoạ nổi bật hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ, cứu nước với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. (2) Điểm riêng trong nghệ thuật thể hiện hình tượng người lính ở mỗi bài thơ: + Đồng chí: thể hiện chân dung người lính qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng; những hình ảnh đẹp, lãng mạn, giàu sức biểu cảm (Đầu súng trăng treo); + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: xây dựng hình ảnh độc đáo là những chiếc xe không kính ra mặt trận, giàu chất liệu sinh động về cuộc sống nơi chiến trường, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn của những người lính trẻ. - Bình luận, đánh giá: (1) Lí giải về những điểm tương đồng và khác biệt của hai bài thơ: Hai bài thơ được sáng tác từ góc nhìn của chính những người lính viết về đồng đội của mình, do vậy đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến. Mặt khác, mỗi bài thơ mang đậm dấu ấn thời đại và dấu ấn riêng trong cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà thơ, tạo nên giọng điệu riêng độc đáo, hấp dẫn của từng bài thơ. (2) Giá trị của mỗi bài thơ khi viết về hình tượng người lính: hai bài thơ đã tạo dựng được chân dung người lính trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc; thể hiện những giọng điệu phong phú cho nền thơ ca của dân tộc khi viết về người lính. (3) Ý nghĩa của việc tiếp nhận hai bài thơ từ góc độ so sánh: cho người đọc cái nhìn đa chiều về hình tượng người lính; góp phần đem lại những giá trị sống cho bản thân trong bối cảnh mới. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. | 1,0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |