Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Gian khổ nhất là lần ghi và bão về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ

Mọi người chỉ mình mấy bào này vs ạ
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.311
1
0
Lê Thị Thảo Nguyên
05/06/2019 20:52:23
Cau 5
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người thời nay. Vậy sáng tạo là gì? Tại sao con người lại cần nó đến vậy? Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi con người phải thích ứng, thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Edison, Picasso, Mark Zukerberg… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không? Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Thị Thảo Nguyên
05/06/2019 20:54:30
câu 6

hững chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Là một nhà thơ quân đội, phục vụ trong đơn vị vận tải trên con đường Trường Sơn máu lửa, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, độc đáo là Bài tha về tiểu đội xe không kính. Trong đó ba khổ thơ sau thật nổi bật:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi…
Ung dung buồng lải ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lải.
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…

II. THÂN BÀI
1.Chủ đề:
Trên con đường Trường Sơn huyết mạch và nổi tiếng với tên gọi “đường mòn Hồ Chí Minh”, những chiếc xe thuộc đơn vị vận tải vẫn lao nhanh ra chiến trường để tiếp viện. Những chiếc xe và những chiến sĩ lái xe trở thành quen thuộc, đáng yêu. Nhà thơ viết về họ với phong cách thật độc đáo.

2,Phân tích:

Khổ 1: Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt nguồn từ hiện thực “chiếc xe không có kính” và càng bất ngờ, gây ấn tượng mạnh mẽ vì không chỉ một chiếc xe thôi mà là cả một “tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh những chiếc xe đó được nhấn mạnh trong câu thơ đầu tiên.

Câu 1: Không có kính không phải vì xe không có kính

C

Câu thơ viết theo nhịp 2-2-2 thật cân đối. Nó thể hiện sự nhịp nhàng, thăng bằng của chiếc xe dang lăn bánh và nhất là thái độ tự tin, bình tĩnh của người cầm lái. Điệp ngữ “nhìn” đã nhấn'mạnh, khắc sâu vẻ đẹp từ cách quan sát của người chiến sĩ. Một vẻ đẹp xuất phát từ tâm. hồn, tấm lòng của anh. Cách nhìn chăm chú đó biểu lộ niềm
yêu thương của anh với thiên nhiên, cuộc sống và sự quyết tâm, vững vàng trong nhiệm vụ. Anh “nhìn đất” để thêm gắn bó yêu thương con đường Trường Sơn hào hùng, thân thuộc, để dẫn đưa chiếc xe đi an toàn, mau đến đích. Anh “nhìn trời” để tâm hồn thêm lạc quan, bay bổng, thêm tin tưởng vào tương lai. Anh “nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường trước mặt cần vượt qua, nhìn vào nhiệm vụ đầy gian khổ, thử thách của mình để thêm cương quyết, tích cực mà sẵn sàng đối phó, đương đầu với bao hiểm nguy, gian khổ. Bởi thế, mặc cho bom đạn gào thét, anh vẫn cứ tiến lên. Anh chiến sĩ lái xe thật dũng cảm, hào hùng biết bao!

Khổ 2: Chiếc xe không còn bộ phận nào che chắn nên giờ đây người chiến sĩ đã tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài khi chiếc xe lao đi.

Câu 5 – 6: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Cảm giác của người chiến sĩ về cơn gió là cảm giác trực diện. Anh không chỉ cảm thấy cơn gió vào “xoa” mắt đắng mà đã nhìn thấy cơn gió vô hình. Cơn gió dường như cũng chẳng vô tình, gió đã vào “xoa” mắt đắng để làm giảm bớt vị đắng, sự khó chịu nơi mắt bởi những ngày đêm thức trắng để lái xẹ không ngừng nghỉ. Cảm giác ấy càng phát triển mạnh mẽ hơn khi anh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Sự liên tưởng thật đẹp và độc dáo khi chiếc xe lao tới, con đường đã chạy ngược về phía người lái. Sự tin tưởng phù hợp với tấm lòng của người lái xe, đó là tấm lòng nhiệt tình, hăng say trong nhiệm vụ. Trái tim người chiến sĩ luôn dạt dào tình yêu Tổ quốc quê hương mà cụ thể là con đường thân thuộc gần gũi, con đường hứng chịu bao đạn bom, máu lửa. Chiếc xe vẫn lao nhanh, tiến lên vì người lính biết rõ mục đích, lí tưởng công việc cao cả của mình là cống hiến, hoạt động vĩ ai? Để làm gì?

Câu 7 – 8: Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Cuộc chiến đấu thật lắm hiểm nguy, thử thách nhưng tâm hồn người chiến sĩ vẫn luôn lãng mạn, bay bổng khi anh quan sát từ chiếc xe không kính để thấy “sao trời, cánh chim”…. Có lẽ, tâm hồn anh phải hân hoan, phơi phới yêu đời nên mới có được cảm nhận ”… như sa, như ùa vào buồng lái”. Nếu điệp ngữ “nhìn thấy” diễn tả thái độ quan sát chủ động của người chiến sĩ đối với cảnh vật thì động từ “thấy” lại nhấn mạnh đến sự xuất hiện bất ngờ, mau lẹ “đột ngột” của cánh chim đêm. Cách nhìn ấy thật tinh tế và lạc quan. Một ánh sao, một cánh chim lạc đàn cũng làm anh chú ý, xao xuyến. Nhịp thơ trở nên nhanh gấp, sôi nổi thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên, sự lạc quan của người chiến sĩ. Đó cũng chính là thái độ chung của người chiến sĩ Giải phóng quân thời chống Mĩ. Như một nhà thơ đã từng viết:

Cuộc đời vẫn đẹp sao
Tình yếu vẫn đẹp sao
Dù đạn bom man rợ thét gào
Dù thân thể thiện nhiên mang đầy thương tích.

Khổ 3: Đối với người chiến sĩ lái xe chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác bất ngờ khi lao đi trên đường. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả:

Câu 9 – Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Những cơn bụi đó qua khung kính vỡ đã ùa vào buồng lái, phủ đầy tóc, đầy mặt người lính biến anh thành hình tượng ngộ nghĩnh qua cách so sánh của nhà thờ “tóc trắng như người già”. Anh chiến sĩ đôi mươi, trẻ trung, sôi nổi giờ đây đã được “hóa trang” thành một con người khác, già đi gấp bội bởi lớp bụi dày bám trên tóc. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ không kêu ca, than vãn mà lại lấy chính cái gian khổ của mình dể khôi hài nữa chứ.
Đối lập với thực tế gian khổ vẫn là thái dộ của người chiến sĩ lái xe:

Câu 1Bài thơ về tiểu đội xe không kính thật là một bài thơ hay, đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đã đặt tên cho tác phẩm là “Bài thơ về…”. Chất thơ tỏa ra từ thực tế cuộc chiến dấu, từ niềm vui của người chiến sĩ trong thời đại chống Mĩ. Chất thơ toát ra từ sự giản dị, đơn sơ của ngôn từ, sự sáng tạo bất ngờ của các chi tiết, hình ảnh và sự uyển chuyển, linh hoạt của nhạc điệu… đã khắc họa đậm nét hình ảnh anh lính Cụ Hồ.

Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với mỗi người chúng ta ngày nay. Cám ơn nhà thơ đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về những người chiến sĩ của một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình để chiến đấu, hi sinh cho dân tộc, đất nước. Phải sống sao cho xứng đáng để không hổ thẹn với cha anh, không phụ lòng của thế hệ cha anh, đó là tâm niệm của chúng ta khi thưởng thức bài thơ độc đáo này.

1
0
Quỳnh Nhi
05/06/2019 21:53:17
Phần trắc nghiệm
1.B
2.A
3.C
4.D
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
06/06/2019 08:26:47
Câu 5:

Đôi khi trong công việc bạn cảm thấy bế tắc khi luôn chỉ đi theo lối mòn mà người khác đã vạch sẵn nhưng lại sợ và không dám tự mình bứt phá. Vậy thì hãy nhớ đến lời nới của Steve Jobs “Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.” – một thông điệp truyền đến cho chúng ta thật nhiều năng lực và cảm hứng. Vậy hãy thử hỏi sáng tạo là gì?( câu hỏi tu từ) Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo muốn nhắc mỗi chúng ta ý thức về việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo là được công nhận và đem lại những kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn. Câu nói của Steve Jobs muốn khẳng định sáng tạo là điều vô cùng quan trọng nhưng không phải là điều dễ dàng trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua những khó khăn cũng như thất bại trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn thiện công việc của mình.Sáng tạo là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người chưa tìm ra. Cuộc sống là chuỗi những bí ẩn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách có ý thức và bỏ nhiều công sức mới thấy được.

0
1
Quỳnh Anh Đỗ
06/06/2019 08:30:53
Câu 6:
Những năm tháng gian khổ kháng chiến chống Mĩ đã được ghi lại rất rõ nét trong những trang thơ của Phạm Tiến Duật. Đặc biệt là hình ảnh người chiến sĩ lái xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn đã trở thành một hình tượng tuyệt đẹp trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Hai câu thơ đầu tiên tạc dựng trước mặt người đọc hình ảnh của những chiếc xe không kính đang nối đuôi nhau băng băng lướt đi trên con đường ra trận. Và những chiếc xe không kính ấy đã làm nổi bật hình ảnh trung tâm của bài thơ: Người chiến sĩ lái xe. Hai câu thơ như một lời phân bua của người lái xe: “Không có kính không phải vì xe không có kính...” Điệp từ "không" được nhắc đến ba lần trong câu thơ càng tăng thêm ý nghĩa khẳng định cho câu thơ: Chiếc xe ấy không có kính vì bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi". Câu thơ đã mở ra một hình ảnh độc đáo mà ta chỉ có thể bắt gặp trong chiến tranh. Ta thường gặp xe quân sự là những chiếc xe có kính cẩn thận, phủ đầy lá ngụy trang để che mắt quân thù. Người chiến sĩ lái xe nói đến nguyên nhân "không có kính " rất bình thản và có phần vui tươi nữa, vì họ đang được lái trên những chiếc xe độc đáo ấy. Người đọc như cảm nhận được trong lời phân bua ấy một nụ cười hóm hỉnh, vui tươi xen lẫn tiếng cười sảng khoái. Ở hai câu thơ tiếp theo, tác giả đi vào miêu tả cụ thể hình ảnh người chiến sĩ lái xe quân sự

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng...

Thái độ của những người chiến sĩ ấy đã được bộc lộ rõ nét trong từ “ung dung”. Ta có thể thấy cá một sự bình tĩnh, bình thản đến lạ lùng của những người lái xe, khi ngồi sau vô lăng.

Người đọc có cảm giác dường như không phải những chiếc xe ấy đang lăn ra mặt trận với bao nguy hiểm kề bên mà nó đang trong một cuộc dạo chơi, trong một chuyến đi xa. Ở câu thơ tiếp theo với điệp từ “nhìn” nhà thơ đã tạo nên tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất khuất, không hề ngần ngại trước khó khăn, nguy hiểm của những người chiến Sĩ, Không gian xung quanh họ được mở ra thật bao la rộng lớn “nhìn đất, nhìn trời”. Giữa một vùng trời đất mênh mông nổi bật hình ảnh đoàn xe trên đường ra trận và những người chiến sĩ say sưa, chiêm ngưỡng ngắm nhìn thì thiên nhiên nhưng cái đích của họ vẫn là “nhìn thẳng”. Họ vẫn luôn hướng tâm tư, ánh mắt của mình vào con đường trước mắt để điều khiển xe ra trận được nhanh nhất. Điệp từ “nhìn” đã ngắt câu thơ làm ba ý rất rõ ràng, rành mạch, nhịp nhàng như những ánh mắt đầy quyết tâm của người chiến sĩ. Nhà thơ tiếp tục mở rộng tầm nhìn của họ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Trong ánh mắt nhìn của người chiến sĩ hiện lên "gió", “con đường”, “sao trời”, “cánh chim”. Thiên nhiên vây quanh đoàn xe và đã trở thành những con người thực sự. Hình ảnh tả thực trong câu thơ là gió thổi, ùa vào xe, thổi vào mắt người lái xe và đôi mắt phải hứng gió nhiều nhức xót. Hình ảnh những con đường hun hút đằng trước chiếc xe đang lao nhanh khiến cho tác giả tưởng con đường ấy đang chạy thẳng vào tím mình. Hai hình ảnh tả thực rất sống động. Dưới con mắt, ngòi bút của tác giả, làn gió như đang vỗ về, mơn man khiến cho đôi mắt của người chiến sĩ bớt đi cảm giác mỏi nhức.

Câu thơ cuối cùng là hình ảnh so sánh rất giàu tính nghệ thuật, khiến hình ảnh những cánh chim bay là là cạnh chiếc xe trở nên lung linh, đẹp đẽ hẳn lên, Vì xe không có kính, nhìn bầu trời qua cửa xe, người lái tưởng như sao trời và những cánh chim đang sà thấp xuống bên cạnh mình “như sa”, như ùa vào buồng lái. Con đường ra trận bỗng trở nên thơ mộng và thú vị biết bao. Qua những hình ảnh thơ rất sống động và giàu tính nghệ thuật ấy, người đọc cảm thấy những người lái xe tuy phải một mình trên con đường ra trận nhưng họ không hề lẻ loi, cô đơn, bởi bên cạnh họ luôn có thiên nhiên. Thiên nhiên và con người hoà vào nhau, gắn bó thân thiết với nhau. Và dường như thiên nhiên đã trở thành người bạn tâm tình của người chiến sĩ trên suốt cuộc hành trình, để trò chuyện, chia sẻ, tâm sự với con người.

Ở khổ thơ thứ ba, tác giả tiếp tục xây dựng hình ảnh những người chiến sĩ lái xe.

Không có kính ừ thì có bụi.
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha ..

Đoạn thơ dựng lên hình ảnh những người lái xe quân sự quần áo lấm lem đất cát, sau những chặng đường bụi mịt mù, bụi phủ trắng cả áo quần. Biện pháp so sánh bụi phun tóc trắng như người già là hình ảnh tả thực. Nó không chỉ thể hiện được cái vất vả, mệt nhọc của những người chiến sĩ sau chặng đường gian lao, đầy nguy hiểm mà nó còn là một hình ảnh rất ngộ nghĩnh, sống động. Người đọc cảm thông nhưng cũng rất thích thú trước hình ảnh ấy. Ta không cảm thấy trong đoạn thơ có cái một nhọc, vất vả mà tràn đầy phấn khởi, vui tươi. Và những ngươi lái xe hiện lên qua ngòi bút miêu tả của Phạm Tiến Duật đang phì phèo châm điếu thuốc, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha... là những hình ảnh rất thực, rất sống và mang đậm chất lính, chất chiến sĩ. Cả đoạn thơ là một tiếng cười vui tươi, sảng khoái lạc quan của người lính trẻ.

Ba khổ thơ đã xây dựng thành công hình ảnh người chiến sĩ lái xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những người rất dũng cảm, chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, rất hóm hỉnh, vui tươi, đồng thời cũng rất mơ mộng, lãng mạn.

Ngôn ngữ trong đoạn thơ tuy bình dị, mộc mạc mà rất trẻ trung, giàu cảm xúc. Giọng điệu thơ phong phú, khi sôi nổi, vui tươi, khi trầm lắng, thiết tha, rất phù hợp với tâm trạng, tành cảm của tác giả. Nhiều câu thơ rất gần với lời nói thường đậm chất văn xuôi:

" Không có kính không phải vì xe không có kính"
" Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng"
" Không có kính, ừ thì có bụi"

Đã khiến cho bài thơ trở nên dung dị, sâu sắc và cũng có phần thiết tha hơn. Tràn ngập trong đoạn thơ là tình cảm vui tươi của nhà thơ. Phạm Tiến Duật cũng là một người lính lái xe quân sự nên ông đã xây đựng thành công hình ảnh những người đồng chí của mình với những tình cảm rất chân thành, thể hiện rõ nét một hồn thơ vui tươi, giàu cảm xúc, đậm chất thi sĩ - chiến sĩ. Chất thơ và chất lính kết hợp hài hoà trong đoạn thơ, khiến cho nó không chỉ là một bài thơ riêng về người lính lái xe mà đã trở thành một bài ca về những con người:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×