Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 14 câu đầu của đoạn trích Trao duyên

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.020
0
0
Ori
06/06/2019 13:04:35

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.

"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:

"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"

Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:

"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"

"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là "tơ thừa". Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"

Từ "khi" được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Những kỉ niệm đẹp giữa nàng và Kim Trọng như sống lại trong những câu thơ "ngày hẹn ước, đêm chén thề". Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

"Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"

"Sóng gió bất kì" là khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ: "Có ba trăm lạng việc này mới xuôi".

Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức phổ biến của người xưa. Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ:

"Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn"

Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều lại nhớ đến Kim Trọng, nàng tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với chàng:

"Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"

Ở đời, phàm, người ta thường hi sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Là người ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu. Và ở người con gái đa sầu đa cảm như Kiều thì khát vọng ấy lại càng mạnh mẽ gấp bội, vì tình yêu nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắc khe nhất để "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Vậy mà giờ Kiều lại đành lòng vứt bỏ, thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:

"Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"

Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình trái tim bao dung như Thuý Kiều mới đủ sức mạnh để làm những việc tưởng chừng khó khăn nhất như thế!

Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:

"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non"

Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem "tình máu mủ" ra để cầu xin Vân. "Máu chảy ruột mềm" còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt. Em hãy giúp chị thay "lời nước non" cùng chàng. Kiều cũng đã đặt mình vào địa vị của Vân, phải kết duyên cùng người mình không quen biết, mà còn là người yêu của chị mình, ta có thể cảm nhận ở đây Thúy Vân là người thiệt thòi nhất...

Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. "Trao duyên" cho em, nghe thật kì lạ nhưng trong hoàn cảnh của Kim, Vân, Kiều thì đây là một việc không khó hiểu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ... Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Thật đau xót thay! Chữ "Tình" đối với Kiều vô cùng quan trọng, thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn chữ Hiếu. Mất đi tình yêu đối với nàng là mất đi tất cả. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:

"Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn đối với nàng. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình. Nhờ cậy thì vịn đến tình máu mủ ruột thịt. Cảm tạ thì đề cao ơn nghĩa của Thúy Vân và nói đến sự bạc mệnh của mình. Kiều quả thật là người "sắc sảo mặn mà".

Kiều đã hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời nàng đang độ xuân xanh vì gia đình. Thuý Vân dù có vô tư đến đâu cũng có thể hiểu nỗi đau và sự hi sinh quá lớn của chị nên chắc chắn rằng nàng không thể khước từ và chỉ ngậm ngùi đồng ý nhận duyên từ chị. Có lẽ vì thế nên ngay từ đầu chúng ta không nghe một lời đối thoại nào của Vân mà chỉ nghe những lời thuyết phục, van nài và bộc bạch nơi Kiều. Vân đã chấp thuận.

Khi trao duyên cho em xong, Kiều đã nghĩ đến cái chết: "thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối". Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt, bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai.

Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.

"Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!"

kiếp số của họ:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Qua đoạn trích "Trao duyên", ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:

"Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"

(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)

Hay như Mộng Liên Đường cũng đã từng nhận xét: "Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy", quả thật không ngoa chút nào!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
06/06/2019 14:19:48
Người Việt Nam chúng ta chắc hẳn ai cũng biết truyện kiều của Nguyễn Du. Và có lẽ ta đều nhớ đến việc kiều trao duyên cho Vân. Nó nói về nỗi đớn đau của kiều khi trao duyên của mình với Kim Trọng cho Vân.Kiều đau đớn, tan nát cõi lòng nhưng không sao làm chủ được tình cảm của bản thân. Ta thấy được một tâm lý, sự sắc sảo và nỗi đau của kiều.
Ngay từ lúc mở đầu, Thúy Kiều đả cố nén nổi đau vượt lên trên. Nàng rất chân thành và nài nỉ Thúy Vân:
"Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẻ thưa."
Từ cậy ta thấy kiều đặt cả niềm tin vào Vân và đến nước này thì chị phải cậy em thôi, em có chịu lời không? Câu thơ như van xin, đặt ra vấn đề cho Vân. Kiều không ép mà như ép Vân vì Vân không thể phật lòng. Và chúng ta thấy từ "lạy" ta thấy như có sự "thay bậc đổi ngôi" sao chị lại phải lạy em mình. Qua đó, ta củng thấy được sự trân trọng của kiều trước truyện trao duyên thiêng liêng này. Và tiếp đó, Kiều bắt đầu giao em nhiệm vụ:
"giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
Chữ "mặc kệ" ở đây nghỉa là phó thác cho em, dù lời trao duyên chưa chính thức nhưng đã có ý ràng buộc Vân. Để rồi đó, kiều nhắc lại vắn tắt về mối tình dang dở của mình với kim trọng cho Vân:
"kể từ khi gặp chàng kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề"
Ta thấy được sự thành thật của Kiều, không dấu diếm và tình yêu thật trong sáng. giữa chế độ phong kiến, đi ngược với quan niệm thời đó Kiều đã nói lên sự tự do về tình yêu thiêng liêng ấy. Sau những câu kể vắn tắt về chuyện tình của mình thì Kiều thuyết phục em bằng cả lí lẽ, cả tình:
" sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
Có lẽ ai trong chúng ta đều hi sinh mọi thứ vì tình yêu. Nhưng Kiều lại khác, nàng hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Chính vậy mà kiều mới tìm cách trao duyên cho Vân để trọn vẹn tình cảm với Kim Trọng. Tiếp đó, Kiều đã dùng lí lẽ trao duyên dầy thuyết phục và khéo léo:
" Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Chị đã vì tình máu mủ em hãy thay lời nước non. Chị phó thác cho em tùy em định liệu. Chỉ mấy tiếng "xót tình máu mủ" đã xoáy tận đáy lòng em, làm cho Vân không thể từ chối. Và một điều khiến Vân không thể từ chối là việc kiều nói lên cái chết của mình "ngậm cười chín suối"
1
0
Ni Lin
22/04/2021 21:55:24
+3đ tặng

Một niềm tự hào trong lịch sử văn học Việt Nam chính là đại thi hào Nguyễn Du . Một trong số những tác phẩm để đời, mang tên tuổi của Nguyễn Du lên tầm cao phải kể đến tác phẩm "Truyện Kiều". Được phổ thơ dựa trên cốt truyện của "Kim Vân Kiều truyện", "Truyện Kiều" thông qua câu chuyện cuộc đời thăng trầm của nhân vật chính Thúy Kiều phản ảnh một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép con người vào bước đường cùng. Đoạn trích “Trao duyên” là lời Thúy Kiều nói cùng em gái vào đêm trước khi bán mình, lấy tiền cứu cha. Nội dung cuộc nói chuyện là những lời Thúy Kiều gửi cho em mối tình dang dở với Kim Trọng, nhờ em giúp hoàn thành trọn nghĩa tình với người yêu. Lý lẽ thông minh nhưng đầy chua xót được khắc họa rõ nét nhất qua mười bốn câu đầu của đoạn trích:

                "Cậy em em có chịu lời,

                   …

            Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Nhan đề đoạn trích là "Trao duyên" nhưng không mang một màu lãng mạn, thơ mộng như bài thơ tình. Thúy Kiều chỉ biết nén đau thương, cho vuông tròn hiếu - tình đành phải nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

  Mở đầu đoạn thơ là những câu ngỏ lời chân thành, tha thiết của Kiều:

                        "Cậy em em có chịu lời,

                    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."

    Tuy "cậy" và "nhờ" đều có nghĩa là nhờ vả, xin sự giúp đỡ của một ai đó, nhưng cách Nguyễn Du đã khéo léo chọn từ "cậy" đã bộc lộ được thái độ của Kiều nhờ với tất cả sự hy vọng và tin tưởng. Cũng như vậy, từ "chịu" được tác giả sử dụng thay vì từ “nhận” dù chúng đồng nghĩa. Bởi vì khác với từ "nhận", từ "chịu" còn thêm một tầng ý bắt buộc, khiến cho người được nhờ vả khó nói lời từ chối. 

    Trong hoàn cảnh nhờ vả một việc hết sức quan trọng đối với cuộc đời hai chị em thì cách tác giả dùng từ rất chính xác. Thời gian cấp bách cùng sự hệ trọng của chuyện nên Kiều hy vọng Thúy Vân không từ chối, do đó lời van nài cũng có chút ép buộc. Tuy Kiều cũng hiểu việc nhờ Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của 3 người. Nàng vẫn quyết tâm muốn sống trọn nghĩa cho người yêu. Bỏ qua lẽ thường cùng những cảm xúc cá nhân, nàng "lạy" và "thưa" đối với em mình. Kiều bất chấp dùng chính lễ nghi lạy trước thưa sau, thay bậc đổi ngôi này để ràng buộc Vân

 Sau khi lạy xong, Kiều mới mở lời giãi bày hoàn cảnh với em, nói ra ý định muốn em thay mình kết duyên với Kim Trọng:

                        "Giữa đường đứt gánh tương tư,

                    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em."

    Thúy Kiều dùng thành ngữ "đứt gánh tương tư" ám chỉ đoạn tình yêu dang dở với chàng Kim Trong. Tình cảm của Kiều với Trọng đang say đắm chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới gia đình, đành phải dở dang. Người con gái si tình là Kiều đau khổ biết mấy, nhưng vẫn nghĩ cho đại cục hi sinh cứu cha, trao mối duyên lại cho em. Nàng dùng điển tích về "keo loan" để thể hiện ý định muốn Thúy Vân hàn gắn câu chuyện tình giang dở của chị, kết duyên với Kim Trọng. Nàng cũng bày tỏ sự ray rứt đối với em, đem mối tình sâu đậm bản thân gìn giữ lâu biến thành một mối "tơ thừa" giao phó cho Thúy Vân, "mặc" cho Thúy Vân  định liệu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×