LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

2 trả lời
Hỏi chi tiết
812
1
0
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 02:16:44
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)



I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chỉ ra vấn đề nghị luận trong các đề bài sau:
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý: Nghị luận về:
- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
- Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
- Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. So sánh yêu cầu của từng đề bài trên.
Gợi ý: Sự khác nhau về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tíchsuy nghĩ:
- Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.
- Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.
Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.
3. So sánh đề bài sau với các đề bài trên.
Con người trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Gợi ý: Đề bài này không đưa ra mệnh lệnh cụ thể (phân tích hay nêu suy nghĩ); dạng đề bài này có tính chất mở, đòi hỏi người viết phải tự vận dụng tổng hợp các thao tác cho có hiệu quả nhất.
4. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề bài để:
+ Xác định vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân;
+ Xác định yêu cầu (mệnh lệnh) của đề bài: nêu suy nghĩ.
- Tìm ý: Vấn đề nghị luận biểu hiện trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) như thế nào? Nội dung nào là trọng tâm của vấn đề nghị luận? Em cần đưa ra suy nghĩ của mình về những nội dung nào của vấn đề nghị luận? Cần chứng minh cho nhận định của mình bằng những hình ảnh, chi tiết nào trong tác phẩm (hoặc đoạn trích)?
Chẳng hạn:
+ ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước như thế nào?
+ Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật nhất?
+ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
+ Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy một cách sinh động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật này? (tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói…).
Bước 2: Lập dàn bài
Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (hoặc đoạn trích) và vấn đề nghị luận:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;
- Giới thiệu nhân vật chính của truyện - ông Hai;
- Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.
(2) Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, thể hiện những nội dung khác nhau của vấn đề nghị luận, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể trong tác phẩm (hoặc đoạn trích); trình bày nhận định của mình về từng nội dung của vấn đề nghị luận.
- Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:
+ ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;
+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;
+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;
+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.
- Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính để khắc hoạ tính cách;
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật: nội tâm, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…
+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại…
(3) Kết bài
- Đánh giá khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghị luận:
+ Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ngợi ca tình yêu quê hương đất nước của người nông dân.
+ Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật.
- Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, bài học từ vấn đề vừa nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai giúp em hiểu thêm điều gì?
Bước 3: Viết bài
Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.
Ngoài việc viết đúng, cần rèn luyện để lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm.
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Kiểm tra xem bố cục bài viết đã hoàn chỉnh chưa;
- Các luận điểm trình bày như thế đã rõ chưa? Luận cứ đã thuyết phục chưa? Có cần bổ sung dẫn chứng không?
- Soát xem có mắc các lỗi chính tả, dùng từ, câu nào không?
II. Rèn luyện kĩ năng
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
1. Hãy lập dàn bài.
Gợi ý: Thực hiện theo trình tự các bước từ tìm hiểu đề, tìm ý đến lập dàn bài.
Chú ý: Với vấn đề nghị luận là truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, cần trình bày suy nghĩ của mình về những phương diện sau:
- Cốt truyện: Tóm tắt được cốt truyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện;
- Nhân vật: Tập trung vào nhân vật chính – lão Hạc.
+ Nhà văn đã phản ánh sinh động, sâu sắc bi kịch của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, qua đó ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, lòng tự trọng của con người.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nội tâm, ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…
- Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện về số phận của Lão Hạc được kể qua nhân vật ông giáo – xưng “tôi”. Cách dẫn dắt truyện bất ngờ, giàu kịch tính. Ngôn ngữ sắc sảo, sinh động.
Em đưa ra những suy nghĩ của mình từ những phương diện trên. Cuối cùng, phải đánh giá được giá trị của toàn bộ tác phẩm.
2. Viết phần mở bài, và một đoạn thân bài cho bài văn với đề bài trên.
Gợi ý:
- Có nhiều cách mở bài:
+ Đi từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng: Giới thiệu về tác giả Nam Cao à giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc à nêu khái quát nhận định của mình về tác phẩm.
+ Giới thiệu trực tiếp vào truyện: Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc à nêu nhận định khái quát về giá trị của tác phẩm.

- Mỗi đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý, em nên chọn một trong các ý của dàn bài để viết thành một đoạn văn. Chú ý: Đưa ra luận điểm à Chứng minh bằng luận cứ cụ thể trong tác phẩm à Chốt lại đoạn, và chuyển ý (sang đoạn tiếp theo).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
09/04/2021 21:56:02
+4đ tặng
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện

a. Đọc các đề bài và trả lời câu hỏi.

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyệnngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận gì?

  • Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương.
  • Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
  • Thân phận của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
  • Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài yêu cầu ở người đọc những thao tác làm bài khác nhau như thế nào?

  • Suy nghĩ: Thể hiện được những suy nghĩ, nhận định của bản thân về một vấn đề nào đó của tác phẩm.
  • Phân tích: Phân tích một khía cạnh nào đó của tác phẩm để rút ra được những giá trị của tác phẩm.
1.2. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý
  • Xác định vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
  • Xác định yêu cầu (mệnh lệnh) của đề bài: nêu suy nghĩ.
  • Tìm ý:
    • Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước như thế nào?
    • Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật nhất?
    • Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
    • Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy một cách sinh động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật này? (tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói…).
b. Lập dàn bài
  • Mở bài
    • Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng.
    • Giới thiệu nhân vật chính của truyện - ông Hai.
    • Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.
  • Thân bài
    • Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:
      • Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình.
      • Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến.
      • Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây.
      • Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.
    • Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
      • Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính để khắc hoạ tính cách.
      • Nghệ thuật miêu tả nhân vật: nội tâm, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…
      • Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại…
  • Kết bài
    • Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ngợi ca tình yêu quê hương đất nước của người nông dân.
    • Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật.
    • Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, bài học từ vấn đề vừa nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai giúp em hiểu thêm điều gì?
c. Viết bài
  • Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh. 
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa
  • Các em cần đọc lại và xem lại bài.
1.3. Ghi nhớ
  • Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
  • Dàn bài chung
    • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
    • Thân bài
      • Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
    • Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
  • Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
  • Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư