Nguyễn Du là người đã kết tinh mọi truyền thống ưu tú nhất của văn học bác học và văn học dân gian Việt Nam, người kết hợp vốn văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc để sáng tạo ra kiệt tác có tầm cỡ thế giới là Truyện Kiều. Với Truyện Kiều, ông đã đưa thể loại truyện Nôm thịnh hành từ thế kỷ XVII lên một trình độ cổ điển, tiếp cận với thể loại tiểu thuyết tâm lý hiện đại. Ông đã đưa tiếng Việt văn học lên trình độ cổ điển tuyệt vời, trở thành mẫu mục của ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc. Đến lượt mình Truyện Kiều lại dấy lên những hoạt động văn học, văn hóa phong phú khác như vịnh Kiều, bình Kiều, đố Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều, trò Kiều... Truyện Kiều trở thành tác phẩm độc tôn trong đời sống văn học dân tộc. Trên thế giới cũng hiếm có một tác phẩm nào có ảnh hưởng tới văn hóa dân tộc sâu rộng đến như thế! Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng là một đỉnh cao trong thơ chữ Hán Việt Nam, với nghệ thuật của một cây đại bút như có nhà nghiên cứu Trung Hoa đã gọi như thế. Nguyễn Du đã thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc nhất và một tinh thần phê phán không khoan nhượng đối với các thế lực đen tối của xã hội phong kiến. Nguyễn Du là nhà văn được cả dân tộc suy tôn, yêu chuộng và tự hào. Năm 1965, ông đã vinh dự được Hội đồng Hòa bình thế giới đề xuất kỷ niệm cùng với tám danh nhân văn hóa thế giới, trong đó có Hô-ra-xơ (La Mã), Đan-tê (I-ta-li-a), Lô-mô-nô-xốp (Nga), It-xơ (Ai-len)... Nguyễn Du là thi hào Việt Nam đầu tiên đi vào lịch sử văn hóa nhân loại. Cho đến nay Truyện Kiều của ông đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới, thể hiện lòng ngưỡng mộ của nhân loại đối vói nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Du quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân , Hà Tĩnh, sinh năm Ất Dậu (1765) ở Thăng Long. Có ý kiến nói ông sinh năm 1766, nhưng tài liệu còn cần xác nhận thêm. Tuy xuất thân từ một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan lớn trong triều đình Lê - Trịnh, nhưng Nguyễn Du lại là người chứng kiến sự sụp đổ, ly tán của gia đình và sự cáo chung của triều đình phong kiến mà gia đình ông mang nặng công ơn. Cơn phong ba lịch sử dữ dội đã làm bật gốc quý tộc của Nguyễn Du, cho ông có dịp sống cuộc đời cơ cực, lầm than của người dân thời loạn và làm cho tư tưrởng của nhà thơ đổi thay cần bản, từ một người mang nặng tư tưởng chính thống, ôm mộng khôi phục nhà Lê, Nguyễn Du đã phải chấp nhận sự đổi thay của thực tế lịch sử.
Từ một người mang tư tưởng lập công danh, Nguyễn Du cảm nhận được công danh chỉ là phù vân, không mấy mặn mà với bước đường quan chức. Từ một nhà quý tộc, Nguyễn Du trở thành một nhà nhân đạo chủ nghĩa, đồng tình sâu sắc với mọi kiếp người bất hạnh trên thế gian, nhà văn có cảm hứng hiện thực chủ nghĩa, cảm thấy được sự bất công tàn bạo của xã hội phong kiến và lên án, tố cáo tội ác của nó.
Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du đã thể hiện tư tưởng rất sâu sắc và tài năng nghệ thuật tuyệt vời của ông. Truyện Kiều, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà văn bản học ngày nay, có khả năng được sáng tác vào những ngày ông sống ở quê vợ Thái Bình (1786 - 1796), được sửa chữa, hoàn thiện dần dần cho đến trước khi Gia Long lên ngôi (1802) thì hoàn thành, sau đó được sao chép, khắc in, lưu truyền ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và tạo thành các dị bản khác nhau. Mặc dù nguyên bản Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay không còn, nhưng theo nghiên cứu của các nhà văn bản học thì trên 90% văn bản của Nguyễn Du vẫn còn bảo lưu, phần sai khác còn lại có thể dần dần khôi phục. Như thế, giá trị văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay căn bản vẫn còn khá nguyên vẹn và ta hoàn toàn có cơ sở để đánh giá đúng sáng tạo của thi hào.
Ngay khi mới ra đời, các nhà nho đương thời với Nguyền Du đã đánh giá Truyện Kiều là thiên tuyệt bút "có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt đến nghìn đời". Truyện Kiều trước hết là tiếng khóc lớn cho số phận con người. Ông không chỉ khóc cho những kẻ tài hoa bạc mệnh mà khóc cho những khát vọng hạnh phúc lứa đôi, ước mơ tự do công lý, cho phẩm chất trong trắng bị chà đạp tàn bạo dưới thế lực đen tối. Nhà thơ Tố Hữu đã hiểu rất đúng cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Du khi ông viết: ‘Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều". Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khái quát:
"Truyện Kiều là một tiếng kêu thương”, Đó là tiếng kêu đau đớn vì thương yêu, trân trọng con người, đặc biệt là thương yêu những ngươi phụ nữ. Nguyễn Du đã hai lần kêu lên: "Đau đớn thay phận đàn bà!". Một lần trong Truyện Kiều, một lần trong Văn tế thập loại chúng sinh. Vấn đề phụ nữ đã được nói đến trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, nhưng Nguyễn Du đã kế thừa và nói sâu hơn, phổ quát hơn. Nguyễn Du không chỉ nói về người tài, nói về người phụ nữ, mà nói về con người nói chung: "Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Cả Truyện Kiều, nhà thơ chủ yếu nói về nỗi đau của con người. Điều ấy giải thích vì sao tác phẩm của Nguyễn Du đã có được sức lay động, cộng hưởng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhân vật Thuý Kiều tuy là xuất thân gia đình tiểu phong kiến, song nỗi đau của cô là nỗi đau của con người nói chung: bị vu oan, bị ngược đãi, bị mua đi bán lại, bị đánh đập, bị làm nhục. Đó là nỗi đau của con người bị tước mất quyền sống, quyền được công lý bảo vệ. Nguyễn Du đã từng mơ uớc có một triều đình kiểu Từ Hải, có thể "Oán thì trả oán, ân thì trả ân", nhưng ông không tin là có thể có thật trong xã hội phong kiến, và Từ Hải phải chết. Từ Hải chỉ xuất hiện để khẳng định một khát vọng tha thiết của nhà thơ. Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã nói đến nỗi bất hạnh "thập loại chúng sinh", từ trẻ sơ sinh cho đến ngườỉ lớn, từ kẻ làm quan, làm tướng, kẻ giàu sang cho đến người làm nghề nguy hiểm, nghề buôn bán, đặc biệt là người phụ nữ làm nghề ca kỹ, thể hiện một tình thương bao la hết mọi kiếp người, mong cho họ được siêu sinh tịnh độ. Truyện Kiều kết tinh những yếu tố sâu sắc nhất trong tư tưởng truyền thống như lòng hiếu sinh của nho gia, đạo từ bi hỷ xả của phật giáo, quan niệm về có thân là có khổ của đạo gia... Nguyễn Du đã quy mọi nguyên nhân nỗi đau của con người vào định mệnh thần bí mà ông trời là đại diện. Cái gọi là số mệnh thực chất chỉ là một.
Từ một người mang tư tưởng lập công danh, Nguyễn Du cảm nhận được công danh chỉ là phù vân, không mấy mặn mà với bước đường quan chức. Từ một nhà quý tộc, Nguyễn Du trở thành một nhà nhân đạo chủ nghĩa, đồng tình sâu sắc với mọi kiếp người bất hạnh trên thế gian, nhà văn có cảm hứng hiện thực chủ nghĩa, cảm thấy được sự bất công tàn bạo của xã hội phong kiến và lên án, tố cáo tội ác của nó.
Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du đã thể hiện tư tưởng rất sâu sắc và tài năng nghệ thuật tuyệt vời của ông. Truyện Kiều, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà văn bản học ngày nay, có khả năng được sáng tác vào những ngày ông sống ở quê vợ Thái Bình (1786 - 1796), được sửa chữa, hoàn thiện dần dần cho đến trước khi Gia Long lên ngôi (1802) thì hoàn thành, sau đó được sao chép, khắc in, lưu truyền ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và tạo thành các dị bản khác nhau. Mặc dù nguyên bản Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay không còn, nhưng theo nghiên cứu của các nhà văn bản học thì trên 90% văn bản của Nguyễn Du vẫn còn bảo lưu, phần sai khác còn lại có thể dần dần khôi phục. Như thế, giá trị văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay căn bản vẫn còn khá nguyên vẹn và ta hoàn toàn có cơ sở để đánh giá đúng sáng tạo của thi hào.
Ngay khi mới ra đời, các nhà nho đương thời với Nguyền Du đã đánh giá Truyện Kiều là thiên tuyệt bút "có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt đến nghìn đời". Truyện Kiều trước hết là tiếng khóc lớn cho số phận con người. Ông không chỉ khóc cho những kẻ tài hoa bạc mệnh mà khóc cho những khát vọng hạnh phúc lứa đôi, ước mơ tự do công lý, cho phẩm chất trong trắng bị chà đạp tàn bạo dưới thế lực đen tối. Nhà thơ Tố Hữu đã hiểu rất đúng cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Du khi ông viết: '‘Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều". Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khái quát:
"Truyện Kiều là một tiếng kêu thương”, Đó là tiếng kêu đau đớn vì thương yêu, trân trọng con người, đặc biệt là thương yêu những ngươi phụ nữ. Nguyễn Du đã hai lần kêu lên: "Đau đớn thay phận đàn bà!". Một lần trong Truyện Kiều, một lần trong Văn tế thập loại chúng sinh. Vấn đề phụ nữ đã được nói đến trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, nhưng Nguyễn Du đã kế thừa và nói sâu hơn, phổ quát hơn. Nguyễn Du không chỉ nói về người tài, nói về người phụ nữ, mà nói về con người nói chung: "Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Cả Truyện Kiều, nhà thơ chủ yếu nói về nỗi đau của con người. Điều ấy giải thích vì sao tác phẩm của Nguyễn Du đã có được sức lay động, cộng hưởng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhân vật Thuý Kiều tuy là xuất thân gia đình tiểu phong kiến, song nỗi đau của cô là nỗi đau của con người nói chung: bị vu oan, bị ngược đãi, bị mua đi bán lại, bị đánh đập, bị làm nhục. Đó là nỗi đau của con người bị tước mất quyền sống, quyền được công lý bảo vệ. Nguyễn Du đã từng mơ uớc có một triều đình kiểu Từ Hải, có thể "Oán thì trả oán, ân thì trả ân", nhưng ông không tin là có thể có thật trong xã hội phong kiến, và Từ Hải phải chết. Từ Hải chỉ xuất hiện để khẳng định một khát vọng tha thiết của nhà thơ. Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã nói đến nỗi bất hạnh "thập loại chúng sinh", từ trẻ sơ sinh cho đến ngườỉ lớn, từ kẻ làm quan, làm tướng, kẻ giàu sang cho đến người làm nghề nguy hiểm, nghề buôn bán, đặc biệt là người phụ nữ làm nghề ca kỹ, thể hiện một tình thương bao la hết mọi kiếp người, mong cho họ được siêu sinh tịnh độ. Truyện Kiều kết tinh những yếu tố sâu sắc nhất trong tư tưởng truyền thống như lòng hiếu sinh của nho gia, đạo từ bi hỷ xả của phật giáo, quan niệm về có thân là có khổ của đạo gia... Nguyễn Du đã quy mọi nguyên nhân nỗi đau của con người vào định mệnh thần bí mà ông trời là đại diện, Cái gọi là số mệnh thực chất chỉ là một miêu tả nhân vật theo điểm nhìn bên ngoài thì Nguyễn Du đã kể chuyện theo điểm nhìn bên trong. Nhà văn như đứng từ điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện, miêu tả cảnh vật, khắc họa tâm lý, làm cho toàn bộ đời sống bên trong của nhân vât được phơi bày trọn vẹn, khiến cho người đọc không phải chỉ nhìn nhân vật từ bên ngoài mà như được sống cùng nhân vật. Hệ quả của mô hình này là Nguyễn Du đã tái hiện được con người bên trong của nhân vật, mỗi lời thơ của truyện như thốt ra từ tâm can nhân vật, các yếu tố cảnh vật và tâm trạng được tăng cường, và kết quả Truyện Kiều là một tác phẩm mới hẳn. Thực chất của nghệ thuật văn học là ở phương diện ngôn từ. Ngôn từ vừa là sản phẩm sáng tạo của mỗi nhà văn, vừa là phương thức tồn tại của văn học. Không có ngôn từ là không có gì hết. Vì thế ngôn từ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng với cách kể chuyện mới, Nguyễn Du đổi mói toàn bộ ngôn ngữ kể chuyện, sử dụng rộng rãi các hình thức độc thoại nội tâm, lời nửa trực tiếp... Đồng thời, Nguyễn Du đã sử dụng tiếng Việt một cách tài tình, tạo ra những dòng thơ vừa đẹp, vừa chính xác, vừa gợi cảm, vừa giàu chất thơ khó ai sánh kịp trong thơ tiếng Việt. Về mặt thể thơ, Nguyên Du đã sáng tạo ra hình thức văn học của thơ lục bát, nâng hình thức lục bát dân dã trong ca dao, dân ca thiên về kể lể lên hình thúc văn học cổ điển với luật bằng trắc chỉnh tề, nhiều hình thức tiểu đối phong phú, đa dạng, có khả năng biểu đạt cô đọng, hàm súc, nhiều dư vị.
Truyện Kiều là tập đại thành của văn học Việt Nam, kết tinh những tư tượng sâu sắc nhất về con người, về cuộc đời, tổng hợp những tinh hoa đẹp đẽ nhất của nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật thơ ca, nghệ thuật kịch, là sự kết hợp tài tình nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật thơ ca cổ điển của Trung Hoa và nghệ thuật Việt Nam, làm thành một đỉnh cao chói lọi trong văn học dân tộc. Thành tựu ấy chỉ có bậc đại thi hào mới thực hiện được mà những bí mật của nó sẽ còn là đề tài nghiên cứu không bao giờ vơi cạn.
Thành tựu của Truyện Kiều là vô song, nhưng không phải là tất cả. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng là một thành tựu đột xuất. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ở vào giai đoạn chín muồi, điêu luyện. Có nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định thơ chữ Hán của ông thuộc loại thơ của bậc đại bút. Thành tựu đột xuất của thơ chữ Hán Nguyễn Du là tập Bắc hành tạp lục viết trong khi đi sứ Trung Quốc. Hình như ở tập thơ viết về những người, những việc của nước Trung Hoa này nhà thơ của chúng ta được tự do thể hiện tình cảm, tư tưởng hơn, nên trước mắt ta xuất hiện một Nguyễn Du táo bạo, mạnh mẽ, bộc trực, khác hẳn Nguyễn Du trong hai tập Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm làm ở trong nước. Nếu trong hai tập thơ trước Nguyễn Du thiên về biểu hiện tình cảm sầu hận, than tiếc thân thế, tài hoa phí hoài của riêng mình, thì ở tập thơ này nhà thơ thiên về quan sát, suy ngẫm về thế sự, lịch sử. Mỗi khi đi qua một di tích, danh lam thắng cảnh hay di chỉ của nhân vật lịch sử Trung Hoa, những điều mắt thấy, tai nghe đều trở thành đề tài của những bài thơ tự sự, trữ tình nổi tiếng của Nguyễn Du. Bài thơ Người hát rong ở Thái Bình và Những điều trông thấy thể hiện một mối quan tâm sâu sắc, thiết tha đối với số phận của những người dân nghèo khổ mà ông nhìn thấy trên đường. Và điều đó đâu chỉ nói về người đói khổ ở Trung Quốc, lẽ nào trong đó không có sự xót thương thường trực đối với người dân trong nước, không có sự hồi tưởng tới cảnh đói khát ốm đau không thuốc thang của chính Nguyễn Du và vợ con của ông trong mười năm gió bụi và cả những năm đầu ông làm quan cho nhà Nguyền?
Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du có những bài thê hiện lòng xót thương vô hạn đối với những người phụ nữ tài sác, chịu số phận oan trái trong cuộc biến độn của lịch sử. Bài thơ Bài ca người gẩy đàn ở Long Thành kể về số phận đáng thươngg của một người gẩv đàn tài hoa xinh đẹp trong cung ngày trước, sau cơn đổi thay triều đại, nay trở thành ngườị đàn bà tiều tụy. Cả bài thơ thấm đẫm một giọng ngậm ngùi, ai oán. Trong cảm xúc về số phận những người tài sắc, chắc chắn có sự xót thương cho số phận của chính nhà thơ. Trong bài Đọc tập Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du vừa xót thương cho số phận của cô Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh, vừa liên tưởng tới số phận của mình: "Ba trăm năm lẻ sau này nhỉ. Thiên hạ ai người khóc Tố Như?". Bài thơ này tuy viết về một người Trung Hoa nhưng có ý kiến nói được làm khi ở trong nước, cho nên không có trong tập Bắc hành tạp lục. Dù sao cảm hứng về người tài hoa bạc mệnh luôn đeo bám Nguyễn Du suốt đời, một tình cảm xót thương dành cho những giá trị hiếm hoi của nhân loại, một lời nhắn gửi đối với hậu thế hãy xót thương, trân trọng người tài.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn có một loạt bài nói về các nhà thơ Trung Hoa mà ông coi như người bạn, người thầy. Đó là Khuất Nguyên, Đỗ Phủ. Nguyễn Du là người có tu dưỡng uyên thâm về Hán học, đã từng học tập không biết bao nhiêu bậc thầy Trung Hoa cổ đại mà ông chưa một lần được viếng thâm. Chuyến đi sứ thật là một diễm phúc để ông có dịp chiêm bái những bậc thầy văn chương mà bạc mệnh. Nguyễn Du có dịp xem bơi trải trên sông Mịch La để tưởng nhớ Khuất Nguyên. Ông hoàn toàn đồng cảm với tấm lòng cô trung của Khuất Nguyên và căm phẫn với lũ thượng quan đương thời. Ông nhìn thấy trong hiện thực đen tối đương thời không có chỗ dung thân cho những người tài hoa trong sáng. Vì thế, trong bài thơ Phản chiêu hồn, Nguyễn Du chống lại bài Chiêu hồn tương truyền của Tống Ngọc làm để gọi hồn Khuất Nguyên trả về. Bởi dẫu có về cũng không có chỗ dung thân. Nguyễn Du đã bày tỏ một lập trường không khoan nhượng đối với thực tại đen tối. Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương thể hiện tình cảm mến yêu, thông cảm rất mưc chân thành giữa những người lỗi lạc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện một nghệ thuật điêu luyện và một tâm tư tưởng sâu sắc, một tư thế văn chương cứng cỏi đáng làm bậc thày cho hậu thế về thái độ đối với hiện thực.
Sáng tác của Nguyễn Du là một phần quý báu nhất và đặc sắc nhất trong di sản văn học của dân tộc Việt Nam, là phần đã trở thành tài sản văn hóa thế giói, một trong những phần không thể thiếu làm nên sự phong phú cho mỗi người Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của Nguyễn Du đem lại cho ta niềm tin vào tài năng và giá trị của văn hóa dân tộc, làm cho ta thêm mến yêu và tự hào với các truyền thống ưu tú của Việt Nam, cổ vũ chúng ta sáng tạo thêm những giá trị mới xứng tầm với dân tộc.
Để phát huy xứng đáng giá trị của di sản nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta có nhiều việc cần phải làm. Một là trên cơ sở những thành tựu đã có về văn bản học cố gắng xác định được một văn bản gần với nguyên tác nhất. Hai là tiếp tục nghiên cứu mọi mặt về tư tưởng và nghệ thuật của Nguyền Du để làm sáng tỏ thêm các truyền thống nghệ thuật ưu tú của dân tộc. Thơ chữ Hán Nguyễn Du tuy rất hay, nhưng để cho mọi người có thể thưởng thức được các giá tri của nó cần thiết phải có nhũng bản dịch nghĩa và dịch thơ vừa tín vừa đạt. Thời gian qua đã xuất hiện thêm nhiều bản dịch mới, cần thẩm định những công trình ấy để chọn lấy những bản dịch xứng đáng nhất, có giá trị nhất cho đông đảo người đọc thưởng thức.
Chưa bao giờ số người yêu mến và tự nguyện nghiên cứu Nguyễn Du nhiều như ngày nay. Đó là dấu hiệu của một thời kỳ văn hóa đang bắt đầu thịnh vượng. Nên chăng đã đến lúc thành lập một Hội Nguyễn Du học hay Kiều học, đoàn kết mọi nhà nghiên cứu có tâm huyết, có năng lực, phấn đấu đưa sự nghiệp nghiên cứu di sản văn học của Nguyễn Du lên một bước mới. Thiết nghĩ về phía nhà nuớc có thể thành lập giải thưởng văn học quốc gia mang tên Nguyễn Du để trao cho những tác phẩm có giá trị nhất về văn học tiếng Việt.