Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những điểm mới về kinh tế - xã hội khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

1. Những điểm mới về kinh tế - xã hội khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 1
2. Quá trình đầu hàng của nhà Nguyễn sau hiệp ước Pa tơ nốt
7 trả lời
Hỏi chi tiết
379
1
3
Bảo
21/07/2019 20:53:21
Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từtoàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn.
Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm. Chủ nghĩa tư bản thực dân được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn không xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai.
Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi... của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ.
Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé.Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối.
Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta. Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc.
Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cảtiểu thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được. Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế. Họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem đến cho nhân dân một sự "khai hoá văn minh" - một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của "sứ mạng khai hoá" đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém, v.v.. Hồ Chí Minh từng nói về "nhà khai hoá" như sau: "Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất"1(1, 2. Sđd, 2002, t.2, tr. 56, 115.). Và nếu dân bản xứ không chịu nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hoá "điều quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công cuộc khai hoá nhân từ là như thế đấy!"2. (1, 2. Sđd, 2002, t.2, tr. 56, 115.)
Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa.Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó.
Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc. Hồ Chí Minh đã vạch rõ vấn đề này từ năm 1924 rằng: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây... Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Bảo
21/07/2019 20:54:29
câu 2:
Từ chiều 18 - 8 - 1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến ngày 20 - 8, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến. Cao uỷ Pháp là Hác-măng lên ngay Huế và đưa ra một bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25 - 8 - 1883 (Hiệp ước Quý Mùi).
Việc triều đình kí Hiệp ước 1883 càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình ớ các địa phương, như Nguyễn Thiện Thuật. Tạ Hiện, Hoàng Ván Hoè, Lã Xuân Oai. Nguyễn Quang Bích... đã phản đối lệnh bãi binh. Đây chính là cơ sở để phái kháng chiến trong triều đình Huế, do Tôn Thất Thuyết cầm đầu, mạnh tay hành động.
Do chiến sự tiếp tục kéo dài ở Bác Kì, thực dân Pháp buộc phải tổ chức những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm để không còn sót lại. Từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, chúng cho quân chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang... Quân Thanh đóng giữ các vị trí này chỉ chống cự lấy lệ, rồi rút. Cuối cùng, Pháp - Thanh đã đi đến thoả thuận với nhau bằng Quy ước Thiên Tân (11 - 5 - 1884), theo đó, nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kì.
Sau khi làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí bản hiệp ước mới vào ngày 6 - 6 - 1884 (Hiệp ước Pa-tơ-nốt), có nội dung cơ bản giống' với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
 
0
1
hhhhhhh
21/07/2019 20:54:38
1.
* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.
- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống. - Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
* Những chuyển biến xã hội:
- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.
+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
1
2
1
2
Man
21/07/2019 21:27:43
2)
Từ chiều 18 - 8 - 1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến ngày 20 - 8, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến. Cao uỷ Pháp là Hác-măng lên ngay Huế và đưa ra một bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25 - 8 - 1883 (Hiệp ước Quý Mùi).
Việc triều đình kí Hiệp ước 1883 càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình ớ các địa phương, như Nguyễn Thiện Thuật. Tạ Hiện, Hoàng Ván Hoè, Lã Xuân Oai. Nguyễn Quang Bích... đã phản đối lệnh bãi binh. Đây chính là cơ sở để phái kháng chiến trong triều đình Huế, do Tôn Thất Thuyết cầm đầu, mạnh tay hành động.
Do chiến sự tiếp tục kéo dài ở Bác Kì, thực dân Pháp buộc phải tổ chức những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm để không còn sót lại. Từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, chúng cho quân chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang... Quân Thanh đóng giữ các vị trí này chỉ chống cự lấy lệ, rồi rút. Cuối cùng, Pháp - Thanh đã đi đến thoả thuận với nhau bằng Quy ước Thiên Tân (11 - 5 - 1884), theo đó, nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kì.
Sau khi làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí bản hiệp ước mới vào ngày 6 - 6 - 1884 (Hiệp ước Pa-tơ-nốt), có nội dung cơ bản giống' với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
0
1
(•‿•)
22/07/2019 13:48:00
1. * Về kinh tế:
- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
0
1
(•‿•)
22/07/2019 13:49:25
2. - Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến.
- Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng với nội dung:
+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam kì là thuộc địa, Bắc kì là đất bảo hộ, Trung kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Về quân sự: Triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc kì về Huế, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc kì, được toàn quyền xử trí quân đội Cờ Đen.
+ Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Sau hiệp ước Hácmăng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc kì vẫn không chấm dứt.
=> Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Patơnốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k