Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của bạn về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
781
0
0
Nguyễn Thị Nhài
06/08/2017 19:17:25
Có một thời, lối “tư duy từ điển” đã làm bó tay không ít người nghiên cứu văn học Việt Nam, đẩy họ đến tình trạng lay hoay trong “cái rọ” của khái niệm. Dựa vào khái niệm, người ta khảo cứu văn chương như một thực thể bị chia cắt một cách siêu hình thành những dòng, những khuynh hướng khác nhau. Khi đem những tiêu chỉ của chủ nghĩa hiện thực phê phán qui chiếu vào văn học 1930 - 1945 sẽ dễ thấy nổi lên tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… còn nhiều sáng tác của Thanh Tịnh, Thạch Lam… Như bị lùa vào cái dòng lãng mạn (mà lãng mạn trong cái dân tộc lầm than thì không thể tha thứ!). Tuy nhiên, lịch sử bao giờ cũng mang tính khách quan của nó, “tư duy mới” đã gạt bỏ những hướng đi duy lí chủ quan, để tuy chậm, song chưa muộn, mấy năm gần đây Thạch Lam và một số “danh bút” của một thời văn chương được khẳng định trở lại.
Đọc Thạch Lam, càng thấy ông thật sự là cây bút tài hoa, một nhà văn mà tri thức phương Tây rất phong phú cũng không lấn át được một tâm hồn “thuần Việt”. Sáng tác của ông trong cái vẻ ngoài bình dị là một tấm lòng mẫn cảm, một nhân cách văn hóa, một người bạn của lớp người nghèo khổ ở thời đại ông. Những truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam chỉ khác với “Tắt đen”, “Bước đường cùng”… ở điển hình và tiếng nói riêng của tác giả và cái chung duy nhất giữa họ là một tấm tình hòa cảm, bao dung.
Khi nghiên cứu khu vực lưu trú của người Việt, chúng ta thường chú ý tới hai khu vực cơ bản: thành thị và nông thôn, ít lưu tâm tới khu vực cư trú tồn tại ở “ranh giới mờ” giữa lối sống đô thị và làng xã là cái phố huyện. Phố huyện - có thế được coi như trạm trung chuyển của sự giao lưu giữa thành thị và nông thôn. Dấu ấn của hai nhịp điệu sống, hai lối sống cơ bần của xã hội để lại khó rõ nét trong sinh hoạt cộng đồng phố huyện. Ở thời của Thạch Lam (thậm chí tới ngày nay) văn minh đô thị chưa là tiêu biểu cho xã hội, làng xã và các phố huyện mới thật sự là bộ mặt của xã hội. Dạo quanh bất kỳ một phố huyện nào cũng có thể xác định những nét cơ bản về phương thức sinh tồn, đặc điểm kinh tế… của một cơ cấu địa phương. Rộng hơn, có thể hiểu được những nét lớn của xã hội, vì lẽ, mấy nghìn năm nay “Văn hóa lúa nước” tạo dựng nên một xã hội Việt nam truyền thống; bên những ưu điểm còn buộc nó phải vận hành trong một vòng quay tù túng, ngưng trệ. Đã từ lâu, nhiều người nhận ra, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” dường như đã nhận chân theo kiểu văn chương. Nên không ngẫu nhiên, Thạch Lam lại chọn một phố huyện để nhận chân sự mòn mỏi đơn điệu của lớp người đông nhứt trong xã hội lúc đó là những người nghèo.
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều về. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn trong lò. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.


Cảm nhận về “2 đứa trẻ” - Thạch Lam
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”… Phố huyện lúc chiều tàn thật thanh bình, yên ả; cũng là lúc cư dân của nó bước vào một đêm mới, lặp lại những gì đã diễn ra như bao nhiêu đêm trước: Chị em cô hàng xén lại ngồi trước cửa ngóng trời, ngóng đất, ngóng người; mẹ con chị hàng nước lại dọn cái bàn nước; bác hàng phở nhóm lại bếp lửa; gia đình bác Xẩm lại chờ khách đến nghe…”. Chừng ấy con người trong bóng tối mong đại một cải gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”… Thật ra, nhịp điệu sống không nhất thiết chỉ có những ngày vui vẻ. Xã hội dù tươi đẹp vẫn có những ngày hè mưa buồn, những ngày thu heo hắt, những ngày đông ảm đạm, nhưng đó là sự bất thường của tự nhiên. Còn cái đêm u tịch được Thạch Lam dựng lại là cái đêm buồn mang số nhiều: “Từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quãng phố xung quanh”, “Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn từ chập tôi cho đến đêm”… Dạng huống số nhiều của hành động chỉ ra sự lặp lại nhàm chán của sinh hoạt phô huyện, nhàm chán nhưng vẫn lặp lại vì miếng cơm, manh áo: “Ôi chao, sớm muộn gì thì có ăn thua gì”. “Cũg như mọi đêm Liên không còn trông mong còn ai đến mua nữa”, một cách kiếm sống hú họa, vật vờ. Tác giả đồng điệu với Liên và những người xung quanh cô bằng cách dựng lại mọi chi tiết từ không gian rộng đến sự vật nhỏ nhoi đang chìm trong bóng đêm: “Đường phố và các con ngõ rộng dần dần chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn”, “đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”. Tối đến mức cả phố huyện đều “thu nhỏ lại”. Vài ánh sáng lọi qua phên nứa, ngọn đèn con của chị hàng nước, cái bếp lửa cửa bác hàng phở trở nên lắc lay thảm hại trước bóng đêm, đến ngay cả âm thanh cũng chìm nghỉm trong đó: “Tiếng dàn bầu bần bật trong yên lặng”. “Trống cầm canh ở phố huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chim ngay vào bóng tối”, “tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối”. Bóng tối nhấn chìm cả âm thanh thì quả là rất gợi, nhưng rất thực, thực bởi diễn biến tâm trạng của nhân vật: “đêm tối với Liên quen lắm”, “tâm hồn Lièn yên tình hẳn, có những cảm giác ma hồ lihônq hiểu”, “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết”. Trạng thái bàng bạc của tâm hồn Liên là trạng thái của cả nhóm người quanh Liên qua những mẩu đối thoại rời rạc, vẩn vơ, những câu hỏi đã quen và những câu trả lời cũng đã quen. Nghĩa là mọi người cùng mòn mỏi, cùng u ám, cùng vô định.
Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng đêm, giữa âm thanh và tĩnh lặng đem lại cảm giác nặng nề và chị em Liên “buồn ngủ ríu cả mắt”, “vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa”, “vì muốn được nhìn chuyến tàu”. Chuyến tàu như ngôi sao băng đêm nào cũng vụt qua thinh không phố vắng vào lúc chín giờ. Chuyến tàu đến rồi đi, nó thuộc về một thế giới khác. Nó lướt qua phố huyện đang chìm trong đêm đen. Nó tỏa sáng. Nó vang động. Nó xa xăm. Nó là giấc mơ huyền ảo. Nó như không có thật. Chuyến tàu vụt qua chỉ đủ sức an ủi những con người lam lũ đang an phận nghèo. Tuy thế nó vẫn là một hy vọng. Chuyến tàu chấm dứt một ngày sinh sống của phố huyện về một thời gian và làm tăng nỗi đợi chờ khắc khoải cho ngày hôm sau.
Thử đặt một giả định: Phố huyện không có chuyến tàu đi qua hàng đêm, con người sẽ gửi gắm ước mơ khoáng hậu của họ vào đâu? Sẽ là khó trả lời, vì chuyến tàu là sự tương phản cuối cùng, mang ý nghĩa nhất mà Thạch Lam cần biểu đạt. Mọi hình ảnh không gian, thời gian sự vật, con người trong trạng thái chờ đợi mòn mỏi suốt mấy trang giấy chỉ nhằm tới chi tiết cuối cùng: lúc con tàu đi qua. Con tàu hi vọng đồng thời là “thuốc thử” đối với xã hội và kiếp người. Là nhà văn tâm huyết với dân tộc, Thạch Lam nắm bắt được sự ngưng trệ, tù túng của xã hội ông. Ông muốn ánh sáng văn minh chiếu rọi lên đêm đen của dân tộc. Ông không hướng nhân vật của ông tới hành động tự phát của anh Pha, tới sự nhẫn nhục có bản lĩnh của chị Dậu, ông hướng họ tới văn hóa, để vượt thoát khỏi tình trạng ngột ngạt. Truyện ngắn không có bóng dáng một xã trưởng, một thầy lý, một thầy đội nào… nhưng vẫn làm người đọc liên tưởng tới nguyên nhân nỗi thống khổ của những con người trong truyện.
Ở “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam không lựa chọn lối viết miêu tả sự vật, không đứng ở vị trí người kể chuyện. Bằng các cảm giác, các tâm trạng, ông đưa người đọc vào thế giới nội tâm của nhân vật, qua thế giới nội tâm người đọc liên tưởng, tự hình dung về điều tác giả muốn đặt ra. Bút lực của ông thật vững vàng khi phân tích cảm giác một cách nhẹ nhàng, tinh tế nhưng biểu cảm và sâu sắc. Những câu văn đẹp, mang chất thơ giàu hình ảnh như của Thạch Lam thật hiếm thấy trong văn chương. Không lẫn vào đâu được, cái chợ huyện đã tan lúc chạng vạng: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, bã mía. Một mủi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi, quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”… Phải là người có khả năng quan sát đầy mĩ cảm mới có thể viết được câu văn như: “Qua khe lá của cành hàng ngàn ngôi sao lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vừng sáng nhỏ nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai. Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một”… Trong “Hai đứa trẻ”, những câu văn đẹp mang một hiệu năng đa dạng: Vừa hấp dẫn đầy chất thơ, vừa buồn man mác; vừa xót xa thương cảm, vừa thêm gắn bó với quê hương.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là khoảnh khắc của mọi khoảnh khắc, là một đêm buồn bã giữa những đêm buồn bã, một đêm có “dấu chấm lửng” ở cả hai đầu. Thạch Lam đã lựa chọn đúng cả không gian, thời gian, con người và địa điểm rất chung và rất riêng. Phố huyện, nơi cả đời mong được tới một lần của dân quê xưa có dáng dấp của làng xã, văn minh thành thị có ghé qua với đường tàu hỏa và phố xá có đèn dây sáng xanh, có gánh phở đêm, có phu gạo, phu xe… vẫn là nửa quê nửa tĩnh; Hà Nội vẫn là hình ảnh mơ hồ “không rõ rệt cái gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh”. Có lẽ vì xem nhân vật của mình bé nhỏ, đáng thương mà Thạch Lam dùng “Hai đứa trẻ” để chỉ hai chị em Liên trong khi Liên đã là một cô gái.
Thạch Lam dằn vặt trước cuộc sống, ông dùng văn chương thể hiện mối quan tâm với đồng loại. Thạch Lam day dứt vì nhịp điệu mòn mỏi của cuộc sống đồng bào ông, ông muốn đi tìm một giải pháp. Giải pháp của ông có thể không trùng khớp với yêu cầu của chúng ta hôm nay thì vẫn phải ghi nhận ở ông một tấm tình hòa cảm, bao dung. Dù sao chăng nữa, Thạch Lam vẫn là sản phẩm của thời đại ông, không thể đòi hỏi ở ông những gì ông chưa có hoặc không thể có.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×