Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bình giảng bài thơ “Thương vợ” của Trấn Tế Xương

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
369
0
1
Tôi yêu Việt Nam
06/08/2017 18:12:17
Tú Xương nổi bật trong nền văn học Việt Nam với ngòi bút trào phúng đầy sắc nhọn chĩa về xã hội thối nát thực dân phong kiến đương thời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông cũng có rất nhiều bài thơ cảm động, mà tiêu biểu phải kể đến “Thương vợ”.
Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú. Mở đầu bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh của một phụ nữ tất bật với công việc, gia đình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Mom sông” là nơi có mỏm đất nhô ra, rất chênh vênh. Nó cho thấy cái nỗi vất vả, cơ cực của bà Tú khi phải lặn lội kiếm sống từ ngày này qua ngày khác để chăm chồng, chăm con. Dường như mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên một vai bà.
“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Bình giảng bài “Thương vợ” của Tú Xương
“Eo sèo” chỉ sự rầy rà bằng lời gọi liên tiếp dai đẳng. Để có thể trang trải được mọi chi phí cho gia đình, bà Tú đã phải chật vật, giành giật từng miếng cơm, manh áo trong thời buổi cơ cực.
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”
Tú Xương đã rất thành công trong việc sử dụng hai câu thành ngữ quen thuộc của nhân dân ta: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. “Duyên” ở đây ý chỉ đến cái duyên phận, duyên “nợ” mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” vốn là những hình ảnh tượng trưng cho sự vất vả. Bà Tú đã phải âm thầm chịu đựng mọi khó khăn để đảm bảo cuộc sống no đủ cho cả gia đình. Bà mang dáng dấp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, âm thầm hi sinh tất cả vì gia đình. Có lẽ bởi vậy mà ông Tú lại càng thấy trách chính bản thân mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Ông tự thấy bản thân là một kẻ “ăn bám vợ”, vô tích sự trong gia đình, thậm chí còn “hờ hững” với cả vợ, cả con. Câu thơ như lời tâm sự của nhà thơ, khiến ta không thể giận ông, mà chỉ có thể căm ghét xã hội đã đẩy con người phải sống một cuộc đời lam lũ, khó khăn.
Lời thơ giản dị, gần gũi, bài thơ “Thương vợ” đến với độc giả một cách nhẹ nhàng, đầy sâu lắng. Hình ảnh bà Tú đẹp như bao người mẹ, người chị trong gia đình Việt Nam, khiến ta cảm thấy quen thuộc, mến yêu hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×