Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu vai trò, ý nghĩa của nhân vật Trương Sinh, mẹ và con trai Trương Sinh trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.608
1
1
Shin Bii
08/08/2017 19:21:08
-Về nhân vật Trương Sinh:
+Chàng là con nhà hào phú nhưng lại không được học hành đầy đủ. Chính chi tiết đó làm cho mọi người “Kết tội” chàng Trương là vô học.
+Tuy nhiên chi tiết không có học chỉ là điều kiện để sau này chàng Trương mặc dù là con nhà hào phú nhưng vẫn phải đi lính. Về thực chất có thể thấy chàng Trương hoàn toàn không phải là một kẻ vô học, thô bạo, ngu si. Chàng là một người biết yêu và trân trọng cái đẹp. Chính vẻ đẹp người, đẹp nết của Vũ Thị Thiết đã cuốn hút chàng. Việc Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ đã chứng tỏ điều đó. Rõ ràng chàng là người biết nâng niu và trân trọng cái đẹp. Một người không có đầu óc, thiếu văn hoá sẽ không thể biết điều đó.
+Nhiều người dựa vào chi tiết “mang trăm lạng vàng cưới về làm vợ” để kết luận rằng cuộc hôn nhân đó hoàn toàn là mua bán, không có tình yêu. Thực chất, “trăm lạng vàng” kia chính là sính lễ mà nhà trai đem đến để rước dâu. Đó là tục lệ ngàn đời của dân tộc ta còn tồn tại đến ngày nay. Do đó, việc đem trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương của Trương sinh là một việc làm hoàn toàn bình thường, đúng với đạo lý ở đời.
+Trong cuộc sống, vợ chồng họ rất hạnh phúc. Lấy nhau đã lâu mà không có lúc nào có chuyện thất hoà quả là việc không dễ. Đó không chỉ do cố gắng của một mình Vũ Nương được. Bởi hạnh phúc gia đình phải do tất cả các thành viên cùng vun trồng xây đắp mới trở nên tốt đẹp được. Một người, dù có cố gắng đến mức nào cũng không thể cứu vãn được nếu những người còn lại không ủng hộ. Chúng ta có thể thấy điều đó ở phần sau của câu chuyện. Dù Vũ Nương có cố níu kéo nhưng hạnh phúc gia đình không thể cứu vãn được khi Trương Sinh cố ý đạp đổ nó. Như vậy có thể thấy rằng Trương Sinh cũng hết lòng chăm chút nâng niu tổ ấm của mình. Nguyễn Dữ nhấn mạnh tính hay ghen của Trương Sinh để làm nổi bật sự giữ gìn khuôn phép của Vũ Nương, nhưng không có nghĩa ông phủ nhận những cố gắng của Trương Sinh trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình.
+vì không được học hành đầy đủ mà Trương Sinh phải đi lính. Chi tiết này mở ra một hướng phát triển mới cho câu chuyện. Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa để đi ra chiến trường. Khi tổ quốc lâm nguy, chàng cũng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vinh hoa để ra chiến trường chiến đấu giết giặc mang theo nỗi nhớ thương mẹ già vợ trẻ.
+Khi trở về, mẹ già vừa mất, đứa con nhất định không nhận mình làm cha khiến chàng đau đớn.
+ Chỉ có gian phu dâm phụ thì mới lén lút đi lại trong đêm. Nếu đường đường chính chính thì làm gì phải đợi đến đêm mới đến. Còn việc không bế Đản là đương nhiên, làm sao có thể bế bồng, ôm ấp đứa con của “tình địch được”!?Nguyễn Dữ đã khéo léo đặt những lời nói đó vào miệng một đứa trẻ ngây thơ. Hơn ai hết, lời của bé Đản khiến không chỉ Trương Sinh có thể kết luận rằng: Vũ Nương đã ngoại tình.
+Khi Vũ Nương quyên sinh, Trương Sinh đã đi tìm xác nàng để chôn cất. Đó là một hành động đáng trân trọng. Nó thể hiện tình cảm của chàng đối với người vợ bất hạnh.Vợ đi rồi, một mình chàng lầm lũi nuôi con. Khi nhận ra nỗi oan của vợ thì mọi sự đã quá muộn. Mái ấm gia đình của chàng đã mãi mãi không còn nữa. Chính chàng cũng là một nạn nhân bất hạnh của xã hội phong kiến. Bi kịch gia đình ấy đâu phải chỉ mình Vũ Nương gánh chịu. Nỗi cô đơn, ân hận có lẽ sẽ theo chàng đến hết cuộc đời.
+Được Phan Lang báo tin, Trương Sinh đã lập đàn tràng giải oan cho Vũ Nương tại bến Hoàng Giang. Đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc đã mất. Chàng muốn chuộc lỗi với Vũ Nương, muốn xây dựng lại gia đình vốn rất ấm êm, hạnh phúc.Nhưng những gì đã mất thì khó có thể cứu vãn được. Hạnh phúc đã tan vỡ không thể hàn gắn
-Về mẹ Trương Sinh:
+Với mẹ  chồng, Vũ Nương là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ  chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ  bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để  khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ". 
- Về con Trương Sinh:
+ Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.
=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
Kết thúc câu chuyện là một khoảng trống khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều. Tất cả các nhân vật đều phải gánh chịu bi kịch của sự đổ vỡ. Không chỉ Vũ Nương mà cả Trương Sinh, bé Đản đều là nạn nhân. Nó cho chúng ta một chân lý: hạnh phúc gia đình không phải chỉ do một người gây dựng và vun đắp mà nó là sự cố gắng của tất cả thành viên trong gia đình ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
11/04/2021 08:48:27
+4đ tặng

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của câu chuyện. Thì hình ảnh nhân vật Trương Sinh hiện lên góp phần làm nổi bật cuộc đời của nàng Vũ Nương.

Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thiên thứ mười sáu của “Truyền kì mạn lục”. Truyện kể về cuộc đời của nàng Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

Nhân vật Trương Sinh - có một mối quan hệ đặc biệt với nhân vật chính Vũ Nương. Trương vốn là con của một nhà khá giả trong làng nhưng lại thất học và có tính đa nghi. Khi gặp gỡ Vũ Nương - thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương. Cuộc sống gia đình tuy yên ấm nhưng bản thân Trương luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa. Bản thân Trương còn là một người hay ghen bởi vậy chính tính cách đó đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bi kịch.

Dù là con nhà giàu có nhưng lại thất học nên Trương không thể thoát khỏi việc phải đi lính khi đất nước xảy ra chiến tranh. Chàng ra đi để lại mẹ già và đứa con thơ vừa mới chào đời cho Vũ Nương chăm sóc. Một người phụ nữ đáng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống bình yên bên gia đình, được sự che chở của người chồng. Thì nay lại phải chịu nỗi đau chia ly, lo lắng cho sự an toàn của chồng ở chiến trường và chờ đợi chồng trở về. Thậm chí, nàng còn phải gánh vác gia đình thay Trương Sinh - trở thành người trụ cột.

Những tưởng khi giặc tan, Trương Sinh trở về thì hạnh phúc đoàn viên sẽ đến. Ai ngờ, tính đa nghi của Trương cộng thêm sự tin tưởng vào lời con trẻ ngây thơ về “chiếc bóng” đã khiến Trương nổi cơn ghen, vu oan cho vợ thất tiết. Dù Vũ Nương hết lời giải thích nhưng Trương vẫn không tin, còn mắng nhiếc đuổi đánh vợ. Trương Sinh đã không làm tròn bổn phận của một người chồng. Mà còn sự đa nghi che mờ đi sự tỉnh táo. Sự cố chấp, bảo thủ đã đẩy Vũ Nương vào việc phải lựa chọn cái chết.

Không chỉ vậy, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng coi vợ là một nỗi ô nhục trong cuộc đời mình. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.

Như vậy, có thể thấy nhân vật Trương Sinh đã thực hiện được nhiệm vụ của mình trong toàn bộ câu chuyện. Bản chất của Trương Sinh cũng là bản chất của xã hội phong kiến đương thời với chế độ phụ hệ. Mọi việc đều phải nghe theo sự sắp xếp của người đàn ông. Điều đó đã đấy những người phụ nữ rơi vào thảm cảnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×