Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất”
Có ai về những vùng quê chuyên canh tác lúa sẽ dễ dàng nhận ra họ nhà trâu chúng tôi. Cảnh trâu cày bừa trên đồng ruộng, trâu thơ thẩn gặm cỏ ở bãi đất ven sông, trâu kéo xe trên con đường làng là một trong những nét đẹp của bức tranh thanh bình ở làng quê Việt Nam.chuồng trâu được xây chắc chắn cạnh nhà người nông dân cũng đủ thấy sự gắn bó thân quen của chúng tôi với con người.
Trâu vốn thuộc họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng. Nghe kể lại, tổ tiên chúng tôi là loài trâu rừng được thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trọng lượng trung bình của loài trâu là khoảng 350kg đến 450 nên thân hình rất vạm vỡ, lưng rộng như tấm phản nhỏ, bốn chân vững chãi, khoẻ mạnh để nâng đỡ thân hình lực lưỡng đó. Chúng tôi khoác trên người bộ lông màu xám hoặc xám đen. Do sống ở vùng nhiệt đới lại quen với công việc tay lấm chân bùn trên đồng ruộng nên lông trâu thưa và ngắn để lộ nước da đen bóng. Trên đầu trâu có đôi sừng cong cứng như hình lưỡi liềm . Đôi sừng đó góp phần làm tăng thêm vẻ oai vệ cho trâu vừa là vũ khí lợi hại khi bị kẻ khác tấn công.
Tuy vóc dáng thô kệch nhưng chúng tôi rất hiền lành lại biết phụ giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Lực kéo trung bình của trâu trên ruộng từ 0,36 mã lực đến 0,40 mã lực. Vào mùa vụ, cứ sáng tinh mơ, ông mặt trời chưa thức dậy thì các bác nông dân đã dắt trâu ra đồng cày ruộng. Bước xuống ruộng, chúng tôi đứng ngoan ngoãn để cho chủ mắc ách vào vai . Khi lưỡi cày cắm sâu vào đất , theo hiệu lệnh của bác nông dân với nhịp roi tre khe khẽ trên mông, chúng tôi gò lưng, kéo cày. Dưới sức kéo của trâu, lưỡi cày lật đất thành từng luống thẳng tắp. Đến đầu bờ bên kia, trâu dừng lại, chờ chủ nhấc cày lên rồi quay đầu tiếp tục công việc. Hết công việc cày ruộng thì đến công việc bừa đất. Trâu kéo những chiếc trục bừa dài trên vai mệt có gắn những bánh xe răng cưa giúp cho đất thêm tơi xốp. Công việc cày bừa rất nặng nhọc. Chiếc áo nâu của người nông dân ướt đẫm còn lưng trâu thì cũng bóng nhẫy mồ hôi. Nhờ có trâu mà người nông dân bớt phần vất vả. Cho nên lúc nghỉ ngơi, các bác nông dân thường cho thưởng cho trâu một bó cỏ tươi non. Tình nghĩa gắn bó giữa người nông dân và con trâu rất sâu sắc :
“ Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Sống gần gũi với những người dân lương thiện, quanh năm tay lấm chân bùn, cần mẫn chăm chỉ trong nghề trồng lúa, chúng tôi yêu mến họ rất nhiều và có những kỉ niệm không sao quên được. Ngoài công việc đồng áng, chúng tôi còn được tham dự những lễ hội mang tính truyền thống ở làng quê Việt Nam. Chúng tôi rất thích lễ hội chọi trâu được tổ chức ở Đồ Sơn ( Hải Phòng) vào ngày mồng mười tháng tám âm lịch:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng mười tháng tám chọi trâu thì về
Đó là dịp để cho các đấu sĩ trâu biểu dương sức mạnh của mình. Ngay từ đầu năm, các làng xã đã chuẩn bị cho việc chọn trâu với các tiêu chuẩn : thân hình vạm vỡ, cổ dài, đầu nhỏ, sừng cứng, xoáy tròn…Trước khi thi đấu phải làm lễ trình trâu với đức tôn thần, trong đoàn diễu hành có phường bát nhạc, có một đoàn trai tráng khoẻ mạnh trong đồng phục đỏ dắt theo những chú trâu tham dự trận đấu. Đến giờ thi đấu, từng đôi trâu được đưa vào sới. Lúc đầu, hai đấu thủ còn gườm nhau như thể đánh giá đối thủ rồi lao vào nhau với những đòn chí mạng, nào là dùng đầu húc, lúc thì đôi sừng xoắn vào nhau , bốn chân trâu choãi ra lấy thế, hất tung đất cát. Cuộc đấu càng quyết liệt thì không khí nơi diễn ra thi đấu càng sôi nổi, náo nhiệt, tiếng reo hò, cổ vũ vang lên khắp nơi. Chú trâu thắng cuộc cùng chủ nhận vòng nguyệt quế và giải thưởng trong niềm vui sướng hân hoan.
Còn đối với tuổi thơ ở nông thôn, loài trâu chúng tôi cũng có nhiều kỉ niệm. Ngay từ nhỏ, các chú đã biết giúp đỡ cha mẹ trong việc chăn trâu. Các chú bé thường dắt chúng tôi đến những bãi cỏ tươi non . Vừa nhai cỏ, trâu tôi thích thú ngắm nhìn những gương mặt thơ ngây, nước da rám nắng đang cười giòn giã, nắc nẻ với những trò chơi đuổi bắt, đánh trận giả… Nắng lên, các chú bé đội chiếc nón lá, nhìn xa như những cái nấm di chuyển trông thật ngộ nghĩnh. Lúc chiều về, khi trâu đã no cỏ, các chú dẫn trâu về nhà. Trên con đường đất gồ ghề, tiếng chân trâu gõ lộp độp, tiếng hát nghêu ngao của các chú bé “ Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ …” là hình ảnh khó quên về làng quê Việt Nam trong lòng họ nhà trâu chúng tôi
Ngẫm nghĩ, họ nhà trâu chúng tôi đã gắn bó với người nông dân trong một thời gian dài đối với một nước có nền nông nghiệp là chủ yếu như Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về điều đó. Dù hiện nay, với đà phát triển của khoa học kĩ thuật, máy cày, máy bừa đã thay thế cho sức trâu, nhưng chúng tôi không buồn đâu . Ngày nào loài người còn cần đến trâu thì chúng tôi sẽ phục vụ hết lòng cho con người.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |