Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.256
5
1
Pikasonic
28/08/2019 22:11:35
Câu 1
2 con đường:
+ gian bào: Nước đi vào thành tế bào của tế bào lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và gian bào của tế bào vỏ đến các tế bào nội bì.
+ tế bào chất: Nước đi vào TBC của tế bào lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tế bào vỏ tới tế bào chất của tế bào nội bì, TBC của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Pikasonic
28/08/2019 22:14:05
Câu 2
Quá trình hô hấp của rễ tạo ra nhiều năng lượng và phân giải các chất làm tăng nồng độ chất tan trong ko bào của rễ lên rất nhiều
Hấp thụ nước phụ thuộc nhiều vào ấp suất thẩm thấu của rễ cây do đó nếu rễ cây tạo được áp suất thẩm thấu lớn sẽ thuận lợi cho việc hấp thụ nước
các chất khoáng tan trong nước sẽ theo dòng nước vào trong
ngoài ra để hấp thụ các chất khoáng ngược gradien nồng độ cần phải có năng lượng do đó việc hô hấp là một quá trình quan trọng để hấp thụ nước và chất khoáng
1
0
Pikasonic
28/08/2019 22:18:57
Câu 3
Vai trò của nước đối với tế bào
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào, giúp cho quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra bình thường, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh.
Vai trò của nước đối với thực vật:
- Là môi trường hòa tan muối khoáng để cung cấp cho cây
- Giữ vai trò điều hòa nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước
- Ở một số loài thực vật, nước còn đóng vai trò ổn định " bộ khung " của cây.
-...
3
0
Mèo Mun
28/08/2019 23:02:53
Câu 4
Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari
- Vị trí : Nằm ở phần nội bì của rễ.
- Vai trò : Kiểm soát các chất đi vào trung trụ, điều hoà vận tốc hút nước của rễ
Câu 5
Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Rễ gồm rễ chính và rễ bên, chúng phát triển đâm sâu, lan tỏa và hướng tới nguồn nước trong đất. Rễ sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh về số lượng lông hút
- Rễ cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
- Cấu tạo của TB lông hút:
+ Bản chất là do các TB biểu bì kéo dài ra
+ Thành TB mỏng không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt đọng hô hấp của rễ mạnh
2
0
Mèo Mun
28/08/2019 23:07:22
Câu 6
Những cây thân gỗ sống lâu năm có thể cao hàng chục thậm chí hàng trăm mét, nhưng rễ cây vẫn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước cho toàn bộ phần thân bên trên. Cây có thể vận chuyển nước lên cao như vậy là nhờ sự phối hợp của 3 lực:
+ Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước tạo ra, lực này đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước.
+ Áp suất rễ tạo ra lực đẩy do cơ chế hấp thu nước ở rễ tạo ra
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
Câu 7 vì
- Mạch gỗ (xilem) gồm các TB chết là quản bào và mạch ống -> Do TB chết nên rỗng bên trong không ngăn cản dòng dịch.
- Các TB cùng loại nối tiếp nhau tạo thành các ống dài từ rễ lên lá -> Vận chuyển nhanh, không bị ngăn cản.
- Lỗ bên các tế bào cạnh nhau khớp với nhau tạo dòng vận chuyển ngang -> Điều hòa lượng dịch giữa các ống mạch, tăng hiệu quả vận chuyển (kể cả khi 1 ống mạch bị tắt thì vẫn vận chuyển ngang rồi tiếp tục vận chuyển lên).
- Thành mạch gỗ được linhin hóa -> bền, chắc, chịu được áp lực của dòng dịch ngược chiều trọng lực bên trong (ko bị vỡ).
2
0
Mèo Mun
28/08/2019 23:23:18
Câu 8
Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Rễ có chiều dài vừa phải tùy thuộc địa hình mà có thể vươn ra để tìm nguồn nước, ngoài ra rễ có thể uốn cong hướng tới nguồn nước và muối khoáng.
- Rễ gồm rễ chính và rễ bên, chúng phát triển đâm sâu, lan tỏa và hướng tới nguồn nước trong đất. Rễ sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh về số lượng lông hút
- Rễ cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
- Cấu tạo của TB lông hút:
+ Bản chất là do các TB biểu bì kéo dài ra
+ Thành TB mỏng không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt đọng hô hấp của rễ mạnh
Câu 9
Phần lớn các chất khoáng được hấp thu vào trong cây theo cách chủ động, tính chủ động thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng vận chuyển trong cây đều được vận chuyển trái với quy luật khuếch tán nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cây đã có nhiều chất khoáng nhưng vẫn lấy thêm vào, nồng độ cao này có thể gấp hàng trăm lần ở rễ. Vì cách hấp thụ này mang tính chọn lọc và ngược lại với gradien nồng đọ nên cần thiết phải có năng lượng ATP và có sự ham gia của một chất trung gian gội là "chất mang" ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình chuyển hóa vật chất ( quá trình hô hấp là chủ yếu0
Khác nhau
- Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động ( từ nới có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
- Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tón năng lượng ATP
2
0
Mèo Mun
28/08/2019 23:28:55
Câu 10
Thí nghiệm : lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2CaCl2.
Giải thích:
- Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào, vì xanh mêtilen không cần thiết đối với tế bào.
- Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2CaCl2 thì các ion Ca2+Ca2+ và Cl−Cl− sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen.
=> Thí nghiệm: minh họa về cơ chế hút bám trao đổi đồng thời chứng minh tính thấm chọn lọc của màng sinh chất!
Câu 11
- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng, rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào làm lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Do đó cây không hấp thu được nước dẫn đến mất cân bằng nước và cây bị chết.
- Cây mọc dước nước thường có rex mọc ngược lên, nhô lên khỏi mặt đất là:
Vì chúng sống trong điều kiện thiếu không khí,mọc ngược lên trên mặt đất giúp cây hô hấp trong không khí.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×