Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận (văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"):

Viết bài văn nghị luận (văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"):
Câu 15. Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em có suy nghĩ gì về giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Câu 16. Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" và hiểu biết thực tế, em cảm nhận như nào về hậu quả chiến tranh.
( mỗi câu 1 bài nghị luận)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
300
2
0
H Vy
14/09/2019 20:46:42
Truyền kì mạn lục là một công trình nghệ thuật văn xuôi của nhà văn Nguyễn Dữ. Đúng như tên gọi truyền kì, nó đã ghi chép lại nhiều câu chuyện lạ kì trong cổ tích, trong dã sử và lịch sử Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương chính là một trong những câu chuyện lạ kì như thế và đây cũng là câu chuyện vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong, dân gian, rất quen thuộc với mọi người. Để nhào nặn, biến Chuyện người con gái Nam Xương từ một truyện cổ dân gian thành một tác phẩm mang dấu ấn thời đại phong kiến, tác giả đã phải tìm tòi, ghi chép, thêm vào đó những yếu tố kì ảo và ngày nay nó đã trở thành một tác phẩm rất lôi cuốn và được nhiều bạn đọc đón nhận và tôn vinh.
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm viết về một người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất cao quý như công, dung, ngôn, hạnh nhưng lại bị người chồng nghi oan và cuối cùng nàng đã phải chọn cái chết đế tự minh oan. Mở đầu câu chuyện, Nguyễn Dữ đã giới thiệu: Vũ Nương tính đã thuỳ mị nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là nàng không những có nhan sắc bề ngoài mà còn có bản tính tốt đẹp bên trong. Khi chung sống với Trương Sinh, nàng luôn giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc của gia đình, luôn làm hết phận sự của người vợ hiền, dâu thảo, luôn là người biết mình, hiểu chồng, giữ gìn khuôn phép và không để vợ chồng phải đi đến bất hoà. Tới đây, Vũ Nương đã bắt đầu chiếm được nhiều cảm tình của người đọc bởi sự đức hạnh của nàng. Và phẩm hạnh của nàng còn được thể hiện rõ hơn khi nàng tiễn chồng đi lính. Vũ Nương không mong vinh hoa phú quý, tiền tài danh vọng mà chỉ mong chồng bình an trở về. Nàng còn quan tâm, cảm thông trước nỗi gian lao, vất vả mà người chồng phải chịu đựng. Từ xưa đến nay, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu ít khi lại hoà thuận, vì thế mà những lời khen ngợi Vũ Nương được nói ra từ chính miệng mẹ chồng nàng lại càng có ý nghĩa gấp bội, lại càng khẳng định được phẩm chất của nàng. Khi xa chồng, nàng luôn khắc khoải, nhớ mong chồng, lo cho chồng nơi xa xôi không biết sống chết thế nào. Nàng đã phải một mình gánh vác, lo toan việc nhà, sinh con, nuôi con, chăm sóc, thuốc thang lúc mẹ chồng đau ốm. Mẹ chồng nàng vì nhớ con trai nên sinh bệnh nặng và qua đời. Nàng đã ma chay tế lễ cho mẹ chồng chu đáo như mẹ đẻ của mình, không để bà con làng xóm phải chê trách nửa lời. Do đó mà mẹ chồng nàng trước khi mất đã ghi nhận và đánh giá cao những công lao của nàng đối với nhà chồng. Quả là một gia đình êm ấm, đề huề, phúc lộc, đáng lẽ phải là sự đền bù xứng đáng cho người phụ nữ chung tình và tận tụy ấy. Thế nhưng Vũ Nương chẳng phụ ai, để rồi lại bị người phụ. Trong thời gian Trương Sinh đi vắng, nàng thường nói đùa con rằng cái bóng của nàng trên tường chính là bố của nó. Có lẽ nàng không biết đối với nàng thì cái bóng chỉ đơn thuần là một cái bóng được tạo bởi ánh đèn nhưng đối với một đứa trẻ ngây thơ thì cái bóng đó đã in sâu vào tiềm thức của nó và cái bóng giả chính là một người bố thực. Và ngày mà Trương Sinh đi lính trở về cũng chính là ngày mà tai hoạ đổ lên đầu nàng. Trương Sinh đi lính trở về với nỗi đau nặng trĩu khi nghe tin mẹ mất và lời nói bi bô của đứa con trai đã được đặt không đúng chỗ. Do vậy đã làm bùng lên sự tức giận, tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh. Chàng đã tin rằng con mình đã có một người cha khác, vợ mình đã có một người chồng khác. Bao nhiêu lời la lối, mắng nhiếc đã trút lên đầu Vũ Nương. Trương Sinh chỉ biết mắng nhiếc cho hả giận, không tin vợ, không tin hàng xóm và đã đánh đuổi vợ đi. Trương Sinh quả là một kẻ vũ phu, hồ đồ, có cách xử sự độc đoán, không đủ bình tĩnh để phân tích, phán đoán, không tin vào các nhân chứng, bỏ ngoài tai những lời phân trần, không nói ra nguyên cớ để rồi phải hối hận về sự nóng vội của mình. Trong lúc bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định lòng chung thuỷ của mình và cầu xin chồng đừng nghi oan để cố hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng Trương Sinh đã không nghe những lời giải thích của nàng. Trong lòng nàng lúc đó tràn trề sự thất vọng, đau đớn, nàng không hiểu tại sao mình lại bị đối xử như vậy và nàng cũng chẳng có quyền tự bảo vệ mình, kể cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực. Nàng càng thất vọng hơn khi không thể giãi bày lòng mình với chồng và nàng đã mượn dòng nước sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình. Nhưng tấm lòng sắt son, thuỷ chung của người thiếu phụ chưa dừng lại ở đó. Khi nàng nhảy xuống sông tự vẫn, Linh Phi vì cảm động trước tấm lòng của nàng mà đã cứu nàng thoát chết. Dù ở chốn trần gian hay chốn làn mây cung nước thì nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn lo lắng, quan tâm đến chồng, đến con, đến phần mộ tổ tiên, nàng vẫn luôn khát khao, mong mỏi chồng nàng sẽ luôn nhớ đến nàng và sớm giải oan cho nàng. Quả là đáng tiếc cho Vũ Nương bởi một người phụ nữ có tấm lòng đẹp như nàng lại có một cuộc đời đầy đau khổ như vậy chỉ vì nàng có một người chồng quá đa nghi. Hơn nữa, trong chế độ nam quyền của xã hội phong kiến xưa thì người chồng mới là người quyết định mọi việc. Do vậy mà ngay đến cả số phận của mình mà Vũ Nương cũng không thể nắm trong tay. Nhưng chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được một nguyên nhân khác, đó là chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Trương Sinh sẽ không phải đi lính, sẽ không phải xa rời Vũ Nương để rồi sinh ra sự hiểu lầm tai hại dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Cái chết oan uổng của nàng không chỉ mang tính chất tự minh oan mà còn là sự giải thoát đối với nàng. Bởi nếu Vũ Nương còn sống trên trần gian thì có lẽ nàng sẽ phải sống trong cảnh gia đình bất hoà, trong sự ngờ vực của chồng và trong sự oan uổng chưa được giãi bày.
Nhưng chừng ấy chi tiết cũng không đủ tạo nên sự kì ảo của câu chuyện mà sự kì ảo đó đã được tác giả thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan. Trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chăm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời cùa nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương khép lại đã cho thấy cái tài của Nguyễn Dữ khi ông đã xây dựng một nhân vật Vũ Nương hiền lành, đảm đang, chung thuỷ, một nhân vật Trương Sinh hay ghen tuông, ba phải. Đặc biệt hơn nữa, ông đã xây dựng nên một phần kết khiến chúng ta khi đọc xong phải bâng khuâng để rồi phải mông lung suy ngẫm và tự đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi: liệu rằng Vũ Nương sẽ mãi mãi không quay trở lại? Cuộc sống ở thế giới bên kia của nàng sẽ ra sao? Cuộc sống đó liệu có đem lại hạnh phúc cho nàng không? Nhưng có một điều chắc chắn rằng: dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì một con người đẹp đẽ như nàng sẽ luôn được biết đến với lòng tôn kính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
H Vy
14/09/2019 20:52:48
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch.
Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
Quân xâm lược bành trướng dã man
Đã giày xéo mảnh đất tiền phương..."
Không chỉ dừng lại ở đó, chiến tranh còn là nỗi ám ảnh ghê sợ của một thời máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người.
Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về:
"Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Mà đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Có người lính già bao năm chinh chiến, ngày trở về vợ, con không nhận ra. Hay nhiễm trong mình chất độc màu da cam, di truyền cho bao thế hệ con cháu trong gia đình. Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể đếm hết được bằng những con số. Thời gian dường như phai mờ tất cả nhưng những hồi ức về chiến tranh, chiến trường cứ mãi ăn sâu vào tâm trí bao người. Chung quy, chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai, quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn. Những cuộc chiến đó cần được lên án và sớm ngăn chặn. Qua đây, ta có thể thấy thế giới luôn quan tâm đến hòa bình và không ngừng tìm cách đễ giữ vững nền hòa bình cho nhân loại. Mỗi người dân chúng ta đều mong muốn một cuộc sống ấm no, không lo nghĩ, không khói lửa chiến tranh. Vậy hãy cùng chung tay để gìn giữ niềm hạnh phúc tự do đang có. Hãy để tiếng nói hòa bình từ trái tim được lan rộng khắp nơi, để mọi nơi đều có thể chấm dứt xung đột, bạo lực, trả lại bầu không khí trong lành cho cuộc sống.
Ngày nay chúng ta được sống trong hòa bình. Hằng năm đến ngày 21 tháng 9 "Chuông Hòa bình" ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc (tại thành phố New York, Hoa Kì) bắt đầu ngân vang báo hiệu. Chuông này được đúc từ các đồng tiền kim loại quyên góp của các trẻ em từ khắp các châu lục ngoại trừ châu Phi. Đó là món quà tặng của "Hiệp hội Liên Hiệp Quốc" của Nhật Bản, và được coi như "một lời nhắc nhở về phí tổn nhân mạng cho chiến tranh". Các chữ khắc ghi trên mặt chuông như sau: "Vạn tuế hòa bình tuyệt đối trên thế giới". Hay các cuộc thi dành cho thiếu nhi về hòa bình cũng được mở rộng hơn để các bạn nhỏ năm châu có thể hiểu và trân trọng nền hòa bình hiện tại đang có. Hoặc giải Nobel Hòa Bình năm nào cũng tìm được chủ nhân xứng đáng có công lao trong việc giữ gìn hòa bình dân tộc, quốc gia và toàn thế giới.
"Hãy cho em bình yên chỉ một phút thôi
Hãy cho em bình yên để được đến trường
Đừng gieo bao sầu đau
Đừng gây thêm niềm đau chia li
Hát vang lên bài ca chung một tấm lòng
Hát vang lên bài ca xóa đi hận thù
Cùng nhau đem hòa bình
Cùng nhau đem niềm vui thần tiên (cho em)"
Lời bài hát ấy chính là lời tôi muốn nhắn gửi đến tất cả. Đừng để chiến tranh xâm lấn nền hòa bình thế giới. Đừng để hận thù đem theo chia li cuốn đi sự bình yên vốn có. Ta chẳng thể phủ nhận đôi khi cần có đấu tranh để đổi lấy hòa bình. Nhưng xin hãy nhớ chiến tranh chỉ là kẻ thủ ác gieo rắc đau thương, hòa bình mới là niềm hy vọng, là khát khao của cả nhân loại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư