Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc lại tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí " và viết bài nghị luận nêu cảm nhận về lòng yêu nước của nhân dân ta

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
190
2
1
HaHa
16/09/2019 19:44:50
Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Sự nghiệp văn chương của nhóm tác giả này nổi bật và tiêu biểu nhất với Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn lịch sử chương hồi nổi tiếng. Tác phẩm khái quát lại một giai đoạn, thời kì lịch sử với những biến cố đầy biến động từ khi chúa Trịnh Sâm lên ngôi đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà.
Hồi thứ mười bốn đã khắc họa một cách chân thực về sức mạnh, tinh thần quật khởi của dân tộc ta trước cảnh thù trong giặc ngoài cùng với chiến công lừng lẫy của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cuối năm 1788, đầu năm 1789, Lê Chiêu Thống đã kéo 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị đứng đầu sang xâm chiếm nước ta. Ngày 22 tháng 11, Tôn Sĩ Nghị đã đóng chiếm được Thăng Long, tướng Ngô Văn Sở rút lui về Tam Điệp để chống đỡ.
Trước hoàn cảnh đó, Nguyễn Huệ thể hiện như một người anh hùng của toàn thể dân tộc. Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế vào ngày 25, "tế cáo đất trời cùng các non sông, thần núi" rồi đưa quân ra Bắc. Ông cũng tuyển chọn những đội quân tinh nhuệ và có tinh thần yêu nước, kháng chiến để tham gia chiến đấu giữ gìn, bảo vệ đất nước.
Ngày 30 tháng Một, Nguyễn Huệ mở tiệc thiết đãi quân nhân, dự định vào ngày mổng bảy thì vào thành để mở tiệc mừng. Có thể thấy rằng Nguyễn Huệ là một con người có hành động quyết đoán, mạnh mẽ, có tư duy lớn trong việc nhận biết tình hình của ta và của địch. Ông cũng là người nhìn xa trông rộng, biết địch biết ta, tài thao lược vô cùng tài giỏi. Những dự định trong cuộc kháng chiến được Nguyễn Huệ tiên đoán như một vị thần.
Trong kháng chiến, hình tượng người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ hiện lên với tư thế, tầm vóc lớn lao, oai phong. Quân Thanh khi vừa thấy bóng dáng nhà vua đã chạy tán loạn tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, quân ta vây kín làng rồi bắc loa thông báo khiến quân Tanh "ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết"; mùng 5 Tết tiến đến Ngọc Hồi, nhà vua đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một, lấy rơm nước phủ lại, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, cùng với đó là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ "nhất" tiến vào đồn.
Trước tình thế đó, mọi sự phản công của kẻ thù đều vô hiệu hóa. Quân Thanh đã tự hại mình khi dùng những súng ống phun khói làm cho quân ta lung lay, rối ren nhưng lại tự "gậy ông đập lưng ông" đối với chiến thuật này. Ngay lập tức, Nguyễn Huệ đã sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên phía trước, gươm giáo chạm nhau thì vứt ván xuống đất, lấy dao ngắn mà chém. Trận chiến kết thúc với hình ảnh "quân Thanh thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại". Quang Trung cưỡi voi vào thành Thăng Long để giải phóng toàn dân tộc vào trưa ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu.
Trước tình cảnh ấy, quân Thanh thua thảm hại khi mừng vui yến tiệc, không lo việc lớn. Việc tác giả miêu tả cụ thể, chi tiết, sống động hình ảnh quân Thanh bị thua tan tác, chạy loạn đã thể hiện rõ sự thất bại đến thảm hại của quân Thanh. Hoàn toàn ngược lại trước sự thua trận của quân Thanh, quân ta mạnh mẽ, như "tướng ở trên trời xuống, quân dưới đất chui lên". Sự khắc họa về cảnh thua trận đến thảm hại của quân tướng nhà Thanh được Ngô gia văn phái miêu tả rất rõ. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, cứ nhằm hướng Bắc chạy. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử, quân nhà Thanh đều "hoảng hồn, tan tác bỏ chạy" khắp nơi, tranh nhau xô đẩy xuống sông, giẫm đạp lên nhau mà chết. Lê Chiêu Thống cũng vội vã bỏ chạy, cướp thuyền để đi.
Đoạn trích Hổi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí là một đoạn trích đặc sắc, hay và độc đáo, vô cùng sinh động. Có rất nhiều những điểm nhấn về nghệ thuật đáng lưu ý trong đoạn trích, góp phần làm nổi bật được nội dung câu chuyện. Giọng điệu lúc nhanh lúc chậm thể hiện sự biến đổi linh hoạt trong cách kể chuyện khiến người đọc như đang sống trong từng trang văn của cuộc kháng chiến hào hùng do Quang Trung - Nguyễn Huệ thao lược. Cùng với đó là việc khắc họa hình tượng nhân vật với những nét nổi bật, đặc sắc. Tướng vua tôi Lê Chiêu Thống cùng lũ quân Thanh đều thất bại thảm hại. Trong khi đó, hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ hiện lên với tư tưởng, tầm vóc hiên ngang, bất khuất.
Đoạn trích "Hồi thứ mười bốn" của Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy được những âm mưu tàn độc của quân xâm lược đối với dân tộc ta. Đoạn trích cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc và tài thao lược, mưu tính tuyệt vời của một con người kiệt xuất vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
HaHa
16/09/2019 19:44:56
Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Sự nghiệp văn chương của nhóm tác giả này nổi bật và tiêu biểu nhất với Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn lịch sử chương hồi nổi tiếng. Tác phẩm khái quát lại một giai đoạn, thời kì lịch sử với những biến cố đầy biến động từ khi chúa Trịnh Sâm lên ngôi đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà.
Hồi thứ mười bốn đã khắc họa một cách chân thực về sức mạnh, tinh thần quật khởi của dân tộc ta trước cảnh thù trong giặc ngoài cùng với chiến công lừng lẫy của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cuối năm 1788, đầu năm 1789, Lê Chiêu Thống đã kéo 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị đứng đầu sang xâm chiếm nước ta. Ngày 22 tháng 11, Tôn Sĩ Nghị đã đóng chiếm được Thăng Long, tướng Ngô Văn Sở rút lui về Tam Điệp để chống đỡ.
Trước hoàn cảnh đó, Nguyễn Huệ thể hiện như một người anh hùng của toàn thể dân tộc. Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế vào ngày 25, "tế cáo đất trời cùng các non sông, thần núi" rồi đưa quân ra Bắc. Ông cũng tuyển chọn những đội quân tinh nhuệ và có tinh thần yêu nước, kháng chiến để tham gia chiến đấu giữ gìn, bảo vệ đất nước.
Ngày 30 tháng Một, Nguyễn Huệ mở tiệc thiết đãi quân nhân, dự định vào ngày mổng bảy thì vào thành để mở tiệc mừng. Có thể thấy rằng Nguyễn Huệ là một con người có hành động quyết đoán, mạnh mẽ, có tư duy lớn trong việc nhận biết tình hình của ta và của địch. Ông cũng là người nhìn xa trông rộng, biết địch biết ta, tài thao lược vô cùng tài giỏi. Những dự định trong cuộc kháng chiến được Nguyễn Huệ tiên đoán như một vị thần.
Trong kháng chiến, hình tượng người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ hiện lên với tư thế, tầm vóc lớn lao, oai phong. Quân Thanh khi vừa thấy bóng dáng nhà vua đã chạy tán loạn tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, quân ta vây kín làng rồi bắc loa thông báo khiến quân Tanh "ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết"; mùng 5 Tết tiến đến Ngọc Hồi, nhà vua đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một, lấy rơm nước phủ lại, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, cùng với đó là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ "nhất" tiến vào đồn.
Trước tình thế đó, mọi sự phản công của kẻ thù đều vô hiệu hóa. Quân Thanh đã tự hại mình khi dùng những súng ống phun khói làm cho quân ta lung lay, rối ren nhưng lại tự "gậy ông đập lưng ông" đối với chiến thuật này. Ngay lập tức, Nguyễn Huệ đã sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên phía trước, gươm giáo chạm nhau thì vứt ván xuống đất, lấy dao ngắn mà chém. Trận chiến kết thúc với hình ảnh "quân Thanh thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại". Quang Trung cưỡi voi vào thành Thăng Long để giải phóng toàn dân tộc vào trưa ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu.
Trước tình cảnh ấy, quân Thanh thua thảm hại khi mừng vui yến tiệc, không lo việc lớn. Việc tác giả miêu tả cụ thể, chi tiết, sống động hình ảnh quân Thanh bị thua tan tác, chạy loạn đã thể hiện rõ sự thất bại đến thảm hại của quân Thanh. Hoàn toàn ngược lại trước sự thua trận của quân Thanh, quân ta mạnh mẽ, như "tướng ở trên trời xuống, quân dưới đất chui lên". Sự khắc họa về cảnh thua trận đến thảm hại của quân tướng nhà Thanh được Ngô gia văn phái miêu tả rất rõ. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, cứ nhằm hướng Bắc chạy. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử, quân nhà Thanh đều "hoảng hồn, tan tác bỏ chạy" khắp nơi, tranh nhau xô đẩy xuống sông, giẫm đạp lên nhau mà chết. Lê Chiêu Thống cũng vội vã bỏ chạy, cướp thuyền để đi.
Đoạn trích Hổi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí là một đoạn trích đặc sắc, hay và độc đáo, vô cùng sinh động. Có rất nhiều những điểm nhấn về nghệ thuật đáng lưu ý trong đoạn trích, góp phần làm nổi bật được nội dung câu chuyện. Giọng điệu lúc nhanh lúc chậm thể hiện sự biến đổi linh hoạt trong cách kể chuyện khiến người đọc như đang sống trong từng trang văn của cuộc kháng chiến hào hùng do Quang Trung - Nguyễn Huệ thao lược. Cùng với đó là việc khắc họa hình tượng nhân vật với những nét nổi bật, đặc sắc. Tướng vua tôi Lê Chiêu Thống cùng lũ quân Thanh đều thất bại thảm hại. Trong khi đó, hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ hiện lên với tư tưởng, tầm vóc hiên ngang, bất khuất.
Đoạn trích "Hồi thứ mười bốn" của Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy được những âm mưu tàn độc của quân xâm lược đối với dân tộc ta. Đoạn trích cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc và tài thao lược, mưu tính tuyệt vời của một con người kiệt xuất vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×