Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải nghĩa câu thành ngữ: " Chim khôn theo tiếng rảnh rang / Người khôn ăn nói nhẹ nhàng dễ nghe "

Giải nghĩa câu thành ngữ: " chim khôn theo tiếng rãnh Giang " 
                                             " người khôn ăn ns nhẹ nhàng dễ nghe "
2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.092
0
0
iztyun
17/09/2019 20:01:44
Tục ngữ có câu:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.
Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được.
Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?)
Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người.
Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi.
Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
H Vy
17/09/2019 20:02:20
Tục ngữ có câu:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.
Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được.
Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?)
Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người.
Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi.
Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư