Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tư Lập cười mà nói:
– Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kì thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả.
Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thuỷ cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã mà tống tiễn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy nhiễu càng tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng:
Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hoả mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình.
(Nguyễn Dữ, Cái chùa hoang ở Đông Triều)
a. Xác định lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên. Chỉ ra cách Nguyễn Dữ đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật và nêu tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích.
b. Thuật lại lời nói của nhân vật Tư Lập theo cách dẫn gián tiếp.
c. Chỉ ra điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên và phần thuật lại của em.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a.
- Lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích đã cho:
+ Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kì thực đó là loài ma, quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả.
+ Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hoả mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình.
- Nguyễn Dữ đã sử dụng lời dẫn trực tiếp để dẫn lời nói của nhân vật.
- Tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích: Việc sử dụng lời dẫn trực tiếp giúp cho việc miêu tả nhân vật chân thật hơn.
b. Em thuật lại lời nói của nhân vật Tư Lập theo cách dẫn gián tiếp.
Ví dụ: Tư Lập cười, nói rằng lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm mà không biết thực chất là do loài ma, quỷ, hưng yêu tác quái và những sự quấy rối bấy nay đều do vật này cả.
c. Điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên và phần thuật lại của mình: Lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích được đánh dấu bằng dấu gạch ngang, trong khi phần thuật lại của học sinh theo cách dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là”. Học sinh có thể dẫn lại lời nói nhân vật theo cách diễn đạt của mình, do đó phần thuật lại của học sinh có thể không giống hoàn toàn với lời nói của nhân vật.
Câu 5 trang 60 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong các trường hợp sau, tác giả dùng cách nào để dẫn lại lời nói/ ý nghĩ của nhân vật? Việc sử dụng cách dẫn này có tác dụng gì?
a. Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kì được.
b. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. (Nguyễn Dữ, Cái chùa hoang ở Đông Triều)
Trả lời:
a. Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kì được.
b. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ.
(Nguyễn Dữ, Cái chùa hoang ở Đông Triều)
Cách dẫn gián tiếp có tác dụng làm thông tin cô đúc, hàm súc. Việc kết hợp lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp làm cho ngôn ngữ trong văn bản trở nên sinh động và linh hoạt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |