Chân vòng kiềng (còn gọi là chân cong, chân chữ O) là tình trạng 2 đầu gối đi ra xa đường giữa cơ thể trong khi 2 mắt cá trong chạm vào nhau.
Nguyên nhân trẻ bị chân cong
1. Yếu tố di truyền
“Chân vòng kiềng có di truyền không?” Câu trả lời là có, nếu bố hoặc mẹ bị chân cong thì bé cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Đây là đặc điểm di truyền nên thường không có biện pháp chữa trị. Nếu xét về mặt thẩm mỹ, gia đình có thể đưa bé đến khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật chỉnh sửa cho bé. Song phải chờ bé lớn đến độ tuổi nhất định mới can thiệp bằng phương pháp này.
2. Tình trạng thừa cân ở trẻ
Tình trạng bé thừa cân và cho bé đi đứng sớm quá (trước 7−9 tháng) cũng là một yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật chân vòng kiềng. Khi bé còn nhỏ, hệ xương chưa hoàn chỉnh để có thể nâng đỡ được toàn bộ sức nặng cơ thể, do đó việc cho đi đứng sớm đặc biệt là những trẻ thừa cân làm tăng nguy cơ đối với dị tật này.
Một số bệnh lý dẫn đến chân vòng kiềng như còi xương, bệnh tạo xương bất toàn, loạn sản xương sụn, gãy xương phạm vào khớp gối… Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có uy tín để được khám chẩn đoán và điều trị phù hợp.